Xử trí nghẹn thức ăn, hóc dị vật bằng nghiệm pháp Heimlich cần biết những điều này
Nghiệm pháp Heimlich cần được sử dụng khi tắc nghẽn đường thở nặng và đe dọa tính mạng do dị vật hoặc do thức ăn.
Nghẹt thở do tắc nghẽn đường thở trên nghiêm trọng do dị vật, với dấu hiệu là không có khả năng nói, ho, hoặc hít thở đầy đủ. Người bị nghẹt thở thường đột ngột nắm tay vào cổ, ú ớ, khàn khàn...
Bác sĩ người Mỹ Henry J. Heimlich là người phát minh ra thủ thuật sơ cứu hóc dị vật đường thở, do đó người ta lấy tên của ông đặt cho thủ thuật này là Heimlich.
Chống chỉ định của nghiệm pháp Heimlich
Chống chỉ định tuyệt đối: Trẻ dưới 1 tuổi là chống chỉ định đối với nghiệm pháp Heimlich (ở trẻ em nhỏ có cách khác).
Chống chỉ định tương đối: Trẻ em < 20 kg (thường là < 5 tuổi) chỉ nên nhận các lực đẩy và vỗ lưng vừa phải.
Những bệnh nhân béo phì và phụ nữ trong kỳ cuối thai kỳ nên đẩy ngực thay vì đẩy bụng.
Các biến chứng của nghiệm pháp Heimlich
Chấn thương xương sườn
Tổn thương nội tạng nếu thực hiện sai vị trí hay quá mạnh
Lưu ý: Thủ thuật cấp cứu nhanh này được thực hiện ngay lập tức bất cứ khi nào người bị nghẹt sặc. Sử dụng lực đột ngột, đáng kể là thích hợp cho các thao tác này. Tuy nhiên, đánh giá lâm sàng là cần thiết để tránh các lực quá mạnh có thể gây chấn thương.
Nghiệm pháp Heimlich được nhiều người biết đến và sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, các động tác đẩy ngực và vỗ lưng có thể tạo ra áp lực đường thở cao hơn. Có thể sử dụng nhiều thao tác liên tiếp nếu thao tác ban đầu không loại bỏ được vật cản.
Tư thế cho nghiệm pháp Heimlich
Xác định xem có tắc nghẽn đường thở nghiêm trọng không.
Bàn tay nắm chặt cổ họng, đó là tín hiệu cấp cứu phổ biến của tình trạng tắc nghẽn đường thở nghiêm trọng.
Nếu người nghẹt sặc gật đầu có và không thể nói, ho, hoặc hít thở đầy đủ, điều đó gợi ý tắc nghẽn đường thở nghiêm trọng và cần các động tác khai thông đường thở.
Động tác đẩy bụng (nghiệm pháp Heimlich).
Vòng hai cánh tay quanh phần giữa thân người của bệnh nhân.
Một tay nắm chặt và đặt giữa đường giữa rốn và mũi ức.
Tay kia nắm lấy nắm đấm.
Đẩy mạnh nắm đấm và hướng lên trên bằng cách kéo cả hai cánh tay quay ra sau và lên trên.
Lặp đi lặp lại thật nhanh động tác đẩy từ 6 đến 10 lần, nếu cần.
Vòng hai cánh tay quanh phần giữa thân người của bệnh nhân.
Nắm chặt một bàn tay thành nắm đấm và đặt nó trên nửa dưới của xương ức.
Dùng bàn tay còn lại nắm lấy nắm đấm đó.
Kéo cả hai cánh tay thật mạnh ra sau để đẩy một nhát thật mạnh vào trong.
Lặp đi lặp lại thật nhanh động tác đẩy từ 6 đến 10 lần, nếu cần.
Vỗ lưng:
Vòng một tay quanh eo để hỗ trợ phần thân trên của bệnh nhân; có thể đặt trẻ nhỏ nằm vắt qua hai chân của bạn.
Gập eo nghiêng người về phía trước, khoảng 90 độ nếu có thể.
Sử dụng gót của bàn tay kia của bạn, nhanh chóng thực hiện 5 lần vỗ mạnh giữa hai bả vai của người đó.
Các lỗi thường gặp đối với nghiệm pháp Heimlich
Không nên thử sử dụng phương pháp Heimlich nếu người bị nghẹt sặc có thể nói, ho mạnh hoặc thở hoàn toàn.
Ở bệnh nhân béo phì và phụ nữ vào cuối của thai kỳ, sử dụng đẩy ngực thay vì đẩy bụng.
Nếu bạn bị nghẹt thở do dị vật trong khi chỉ có một mình, hoặc không có ai để giúp đỡ, hãy làm như sau:
- Nắm một tay lại, và với ngón tay cái hướng vào trong, đặt tại vị trí cơ hoành – dưới xương sườn và phía trên rốn.
- Đẩy theo hướng đi vào và lên trên cho đến khi dị vật bị trục xuất.
- Nếu không thể làm được nghiệm pháp này hoặc không hiệu quả trên một vật thể rắn, như trên bàn hoặc ghế. Đặt tay cạnh bờ cơ hoành để đẩy vào và lên trên. Di chuyển trước sau để tạo ra lực đẩy.
- Lặp lại cho đến khi dị vật bị tống ra ngoài.