Xung đột bùng nổ khi Transnistria đề nghị Nga công nhận độc lập?

Việc Transnistria đề nghị Nga công nhận độc lập theo đánh giá có thể dẫn tới những cuộc giao tranh lớn.

Khi quân Nga đang tiến sát biên giới và Moldova xin gia nhập Liên minh châu Âu đã dẫn tới việc vùng lãnh thổ ly khai Transnistria đề nghị Nga công nhận độc lập.

Khi quân Nga đang tiến sát biên giới và Moldova xin gia nhập Liên minh châu Âu đã dẫn tới việc vùng lãnh thổ ly khai Transnistria đề nghị Nga công nhận độc lập.

Vấn đề Transnistria trở nên căng thẳng từ cuối thời kỳ Liên Xô, sau khi liên bang Xô viết tan rã đã dẫn tới việc Moldova giành được độc lập, nhưng đi kèm với cuộc xung đột gây ra nhiều thương vong tại Transnistria.

Vấn đề Transnistria trở nên căng thẳng từ cuối thời kỳ Liên Xô, sau khi liên bang Xô viết tan rã đã dẫn tới việc Moldova giành được độc lập, nhưng đi kèm với cuộc xung đột gây ra nhiều thương vong tại Transnistria.

Những người ủng hộ ly khai tại Transnistria tuyên bố thành lập Cộng hòa Moldavian Pridnestrovian (PMR). Giao tranh giữa Chisinau và Tiraspol bắt đầu từ năm 1992 và chỉ tạm lắng khi Nga gửi lính gìn giữ hòa bình tới, bất chấp việc không được chính quyền Moldova cho phép.

Những người ủng hộ ly khai tại Transnistria tuyên bố thành lập Cộng hòa Moldavian Pridnestrovian (PMR). Giao tranh giữa Chisinau và Tiraspol bắt đầu từ năm 1992 và chỉ tạm lắng khi Nga gửi lính gìn giữ hòa bình tới, bất chấp việc không được chính quyền Moldova cho phép.

Ngày 3/3, Ban lãnh đạo Moldova đã công khai ký và gửi đơn chính thức xin gia nhập Liên minh châu Âu. Tới hôm sau, một thông cáo về vấn đề này xuất hiện trên trang web của Bộ Ngoại giao Transnistria tự xưng, điều này không mang lại điềm báo tốt cho Chisinau.

Ngày 3/3, Ban lãnh đạo Moldova đã công khai ký và gửi đơn chính thức xin gia nhập Liên minh châu Âu. Tới hôm sau, một thông cáo về vấn đề này xuất hiện trên trang web của Bộ Ngoại giao Transnistria tự xưng, điều này không mang lại điềm báo tốt cho Chisinau.

Các nhà chức trách PMR cho biết họ thông cảm với quyết định của phía Moldova. Đồng thời, Pridnestrovian tin rằng đơn xin gia nhập EU nói trên gây ra nhiều tác động tiêu cực và cần có sự thay đổi.

Các nhà chức trách PMR cho biết họ thông cảm với quyết định của phía Moldova. Đồng thời, Pridnestrovian tin rằng đơn xin gia nhập EU nói trên gây ra nhiều tác động tiêu cực và cần có sự thay đổi.

Cụ thể họ cho rằng bước đi trên dẫn đến sự thay đổi biên giới quốc tế và phạm vi ảnh hưởng trong không gian khu vực, gây biến chuyển hoàn toàn cục diện xung quanh việc giải quyết cuối cùng quan hệ giữa Chisinau và Tiraspol.

Cụ thể họ cho rằng bước đi trên dẫn đến sự thay đổi biên giới quốc tế và phạm vi ảnh hưởng trong không gian khu vực, gây biến chuyển hoàn toàn cục diện xung quanh việc giải quyết cuối cùng quan hệ giữa Chisinau và Tiraspol.

Tài liệu lưu ý rằng tại Chisinau, họ đã đưa ra quyết định trong bối cảnh xung đột kéo dài chưa được giải quyết giữa Pridnestrovian và Moldova, thậm chí không hỏi ý kiến của Tiraspol.

Tài liệu lưu ý rằng tại Chisinau, họ đã đưa ra quyết định trong bối cảnh xung đột kéo dài chưa được giải quyết giữa Pridnestrovian và Moldova, thậm chí không hỏi ý kiến của Tiraspol.

Hơn nữa, các nhà chức trách Moldova bị cáo buộc đã bỏ qua tất cả các định dạng đàm phán hiện có và những nền tảng quốc tế, điều này “đặt dấu chấm hết cho quá trình dàn xếp, vốn đòi hỏi phải chính thức hóa luật pháp quốc tế khẩn cấp”.

Hơn nữa, các nhà chức trách Moldova bị cáo buộc đã bỏ qua tất cả các định dạng đàm phán hiện có và những nền tảng quốc tế, điều này “đặt dấu chấm hết cho quá trình dàn xếp, vốn đòi hỏi phải chính thức hóa luật pháp quốc tế khẩn cấp”.

Tiraspol chắc chắn rằng ranh giới của Chisinau có nghĩa là chính quyền Moldova sẵn sàng hy sinh chủ quyền của đất nước và đồng ý chuyển giao một phần quyền lực cho các cơ quan của EU.

Tiraspol chắc chắn rằng ranh giới của Chisinau có nghĩa là chính quyền Moldova sẵn sàng hy sinh chủ quyền của đất nước và đồng ý chuyển giao một phần quyền lực cho các cơ quan của EU.

Theo Pridnestrovian, phía Moldova đồng ý để phương Tây phát triển toàn diện về quân sự, chính trị và kinh tế trên lãnh thổ Moldova, đây là bước đi mà họ khẳng định không có lợi cho hòa bình.

Theo Pridnestrovian, phía Moldova đồng ý để phương Tây phát triển toàn diện về quân sự, chính trị và kinh tế trên lãnh thổ Moldova, đây là bước đi mà họ khẳng định không có lợi cho hòa bình.

Do đó, Chisinau bị cho là đã từ chối đối thoại thêm với Tiraspol trong bối cảnh định dạng 5 + 2 bị tê liệt, hủy bỏ các cuộc họp của lãnh đạo, không thực hiện những nghĩa vụ của nhóm đàm phán Berlin Plus và mở rộng phong tỏa kinh tế đối với PMR.

Do đó, Chisinau bị cho là đã từ chối đối thoại thêm với Tiraspol trong bối cảnh định dạng 5 + 2 bị tê liệt, hủy bỏ các cuộc họp của lãnh đạo, không thực hiện những nghĩa vụ của nhóm đàm phán Berlin Plus và mở rộng phong tỏa kinh tế đối với PMR.

Trong điều kiện mới hiện nay, do những bước đi từ chính quyền Moldova cũng như việc quân Nga đang áp sát biên giới từ phía Odessa, phe ly khai kêu gọi Chisinau bắt đầu một cuộc "chia tay" văn minh, khi hai quốc gia độc lập sẽ cùng tồn tại hòa bình với nhau.

Trong điều kiện mới hiện nay, do những bước đi từ chính quyền Moldova cũng như việc quân Nga đang áp sát biên giới từ phía Odessa, phe ly khai kêu gọi Chisinau bắt đầu một cuộc "chia tay" văn minh, khi hai quốc gia độc lập sẽ cùng tồn tại hòa bình với nhau.

"Chúng tôi kêu gọi Liên hợp quốc, OSCE, các quan sát viên trong quá trình đàm phán, toàn thể cộng đồng quốc tế với yêu cầu công nhận thực tế đã tồn tại hơn 30 năm để đảm bảo việc tuân thủ quyền tự quyết của người dân Pridnestrovian và thiết lập quan hệ ngoại giao".

"Chúng tôi kêu gọi Liên hợp quốc, OSCE, các quan sát viên trong quá trình đàm phán, toàn thể cộng đồng quốc tế với yêu cầu công nhận thực tế đã tồn tại hơn 30 năm để đảm bảo việc tuân thủ quyền tự quyết của người dân Pridnestrovian và thiết lập quan hệ ngoại giao".

Giới quan sát quốc tế cho rằng, bước đi trên có thể gây ra căng thẳng nghiêm trọng trong khu vực, bởi Nga hoàn toàn có thể công nhận vùng đất này tương tự những gì họ làm tại Donbass.

Giới quan sát quốc tế cho rằng, bước đi trên có thể gây ra căng thẳng nghiêm trọng trong khu vực, bởi Nga hoàn toàn có thể công nhận vùng đất này tương tự những gì họ làm tại Donbass.

Trong lúc này, phương Tây vẫn cho biết họ không công nhận sự độc lập của Transnistria, đồng thời cảnh báo Nga không nên đưa ra những bước đi làm phức tạp thêm tình hình khu vực sau những gì diễn ra tại Ukraine.

Trong lúc này, phương Tây vẫn cho biết họ không công nhận sự độc lập của Transnistria, đồng thời cảnh báo Nga không nên đưa ra những bước đi làm phức tạp thêm tình hình khu vực sau những gì diễn ra tại Ukraine.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/xung-dot-bung-no-khi-transnistria-de-nghi-nga-cong-nhan-doc-lap-post497655.antd