Xung đột Ukraine cho thế giới bài học gì về tác chiến mặt đất hiện đại?

Hình thức tác chiến mặt đất hiện đại sẽ thay đổi vì cuộc xung đột Ukraine, hay chỉ là sự tiếp nối những học thuyết đã cũ?

Xung đột Ukraine bắt đầu với cuộc hành quân ngoạn mục của Nga, được thiết kế để nhanh chóng chiếm thủ đô và buộc chính quyền Kyiv phải đầu hàng. Tuy nhiên dự định của Moskva đã phá sản, dẫn tới cuộc rút lui với nhiều tổn thất.

Xung đột Ukraine bắt đầu với cuộc hành quân ngoạn mục của Nga, được thiết kế để nhanh chóng chiếm thủ đô và buộc chính quyền Kyiv phải đầu hàng. Tuy nhiên dự định của Moskva đã phá sản, dẫn tới cuộc rút lui với nhiều tổn thất.

Trong quá trình rút lui đó, bộ binh, pháo binh và máy bay Ukraine dường như đã hạ gục các phương tiện bọc thép của Nga. Đặc biệt, tên lửa chống tăng Javelin đã đặt ra câu hỏi liệu thiết giáp có thể tồn tại trong bối cảnh bị áp đảo bởi vũ khí bộ binh tầm xa và sát thương hơn hay không.

Trong quá trình rút lui đó, bộ binh, pháo binh và máy bay Ukraine dường như đã hạ gục các phương tiện bọc thép của Nga. Đặc biệt, tên lửa chống tăng Javelin đã đặt ra câu hỏi liệu thiết giáp có thể tồn tại trong bối cảnh bị áp đảo bởi vũ khí bộ binh tầm xa và sát thương hơn hay không.

Điều này đã phát triển thành những cuộc thảo luận về việc liệu xe tăng chiến đấu chủ lực - phương tiện chiến tranh đáng kính trên chiến trường cuối cùng đã trở nên lỗi thời và cần được thay thế?

Điều này đã phát triển thành những cuộc thảo luận về việc liệu xe tăng chiến đấu chủ lực - phương tiện chiến tranh đáng kính trên chiến trường cuối cùng đã trở nên lỗi thời và cần được thay thế?

Tuy nhiên cuộc phản công của Ukraine ở Kherson và Kharkiv, cùng với những yêu cầu liên tục từ Kyiv về việc NATO cần viện trợ nhiều xe tăng hiện đại hơn đã nhanh chóng dập tắt lập luận nói trên về sự lạc hậu của học thuyết sử dụng xe tăng.

Tuy nhiên cuộc phản công của Ukraine ở Kherson và Kharkiv, cùng với những yêu cầu liên tục từ Kyiv về việc NATO cần viện trợ nhiều xe tăng hiện đại hơn đã nhanh chóng dập tắt lập luận nói trên về sự lạc hậu của học thuyết sử dụng xe tăng.

Mặc dù thành công của Ukraine phụ thuộc vào các yếu tố mang phong cách riêng của từng mặt trận, nhưng bước tiến lớn của họ đều nhờ vào bộ ba truyền thống đó là thiết giáp - bộ binh - pháo binh, khi phối hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn.

Mặc dù thành công của Ukraine phụ thuộc vào các yếu tố mang phong cách riêng của từng mặt trận, nhưng bước tiến lớn của họ đều nhờ vào bộ ba truyền thống đó là thiết giáp - bộ binh - pháo binh, khi phối hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn.

Yếu tố tiếp theo phải nói đến là các chiến dịch quân sự diễn ra với nhịp độ nhanh trong thời kỳ đầu thập niên 1990 và 2000 dường như làm giảm giá trị đóng góp của pháo binh.

Yếu tố tiếp theo phải nói đến là các chiến dịch quân sự diễn ra với nhịp độ nhanh trong thời kỳ đầu thập niên 1990 và 2000 dường như làm giảm giá trị đóng góp của pháo binh.

Mặc dù các hệ thống pháo tự hành cung cấp độ cơ động rất cao, nhưng sức mạnh của không quân và tên lửa chiến thuật dường như thay thế thứ được coi là "cánh tay to", có uy lực lớn nhưng chậm chạp và nặng nề.

Mặc dù các hệ thống pháo tự hành cung cấp độ cơ động rất cao, nhưng sức mạnh của không quân và tên lửa chiến thuật dường như thay thế thứ được coi là "cánh tay to", có uy lực lớn nhưng chậm chạp và nặng nề.

Tuy nhiên pháo binh Ukraine và Nga đã gây ra sự tàn phá nặng nề đối với lực lượng đối phương, và "vua chiến trường" đã tái lập vị trí ưu việt của nó. Trận chiến ở Donbass thường biến thành các cuộc đấu pháo khi hai bên trút vào nhau lượng đạn khổng lồ.

Tuy nhiên pháo binh Ukraine và Nga đã gây ra sự tàn phá nặng nề đối với lực lượng đối phương, và "vua chiến trường" đã tái lập vị trí ưu việt của nó. Trận chiến ở Donbass thường biến thành các cuộc đấu pháo khi hai bên trút vào nhau lượng đạn khổng lồ.

Những người lính bộ binh phải tích cực đào hầm trú ẩn để giữ mạng sống, họ đang phải hứng chịu mức độ tàn phá không khác gì thời điểm năm 1916. Có vẻ như "vua chiến trường" vẫn sở hữu một phẩm chất riêng của nó.

Những người lính bộ binh phải tích cực đào hầm trú ẩn để giữ mạng sống, họ đang phải hứng chịu mức độ tàn phá không khác gì thời điểm năm 1916. Có vẻ như "vua chiến trường" vẫn sở hữu một phẩm chất riêng của nó.

Vấn đề tiếp theo là hậu cần, thất bại trong cuộc tấn công chớp nhoáng của Nga nhằm chiếm Kyiv đồng nghĩa với việc một cuộc chiến mà hầu như mọi người đều cho là ngắn ngủi, giờ đây không có điểm kết thúc rõ ràng.

Vấn đề tiếp theo là hậu cần, thất bại trong cuộc tấn công chớp nhoáng của Nga nhằm chiếm Kyiv đồng nghĩa với việc một cuộc chiến mà hầu như mọi người đều cho là ngắn ngủi, giờ đây không có điểm kết thúc rõ ràng.

Điều này có nghĩa là họ phải "đào sâu" vào kho dự trữ thiết bị và đạn dược vốn không bên nào dự kiến sẽ phải sử dụng - cả Ukraine và Nga đôi khi đã sử dụng đạn dược với tốc độ nhanh đến mức không thể bù đắp trong thời gian ngắn.

Điều này có nghĩa là họ phải "đào sâu" vào kho dự trữ thiết bị và đạn dược vốn không bên nào dự kiến sẽ phải sử dụng - cả Ukraine và Nga đôi khi đã sử dụng đạn dược với tốc độ nhanh đến mức không thể bù đắp trong thời gian ngắn.

Tốc độ tiêu hao vũ khí đã buộc Nga phải tìm kiếm nguồn trợ giúp từ Belarus hay Iran. Về phần mình, Ukraine đã buộc phải khẩn thiết xin vũ khí và đạn dược từ phương Tây, phần lớn trong số đó được sử dụng nhiều đến mức bị hỏng do hao mòn, hơn là do hành động của đối phương.

Tốc độ tiêu hao vũ khí đã buộc Nga phải tìm kiếm nguồn trợ giúp từ Belarus hay Iran. Về phần mình, Ukraine đã buộc phải khẩn thiết xin vũ khí và đạn dược từ phương Tây, phần lớn trong số đó được sử dụng nhiều đến mức bị hỏng do hao mòn, hơn là do hành động của đối phương.

Thật không may, quân đội NATO đã phát hiện ra kho dự trữ của họ thiếu lượng đạn cần thiết để đáp ứng một cuộc chiến tranh cường độ cao, và họ còn đang phải vật lộn để theo kịp nhu cầu của Ukraine. Tóm lại, mọi quốc gia đều phải chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến kéo dài.

Thật không may, quân đội NATO đã phát hiện ra kho dự trữ của họ thiếu lượng đạn cần thiết để đáp ứng một cuộc chiến tranh cường độ cao, và họ còn đang phải vật lộn để theo kịp nhu cầu của Ukraine. Tóm lại, mọi quốc gia đều phải chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến kéo dài.

Một trong những điểm tương phản quan trọng nhất giữa việc tiến hành cuộc chiến ngày nay so với trong quá khứ liên quan đến mạng lưới quản lý thông tin rộng lớn và chồng chéo của cả hai bên.

Một trong những điểm tương phản quan trọng nhất giữa việc tiến hành cuộc chiến ngày nay so với trong quá khứ liên quan đến mạng lưới quản lý thông tin rộng lớn và chồng chéo của cả hai bên.

Mạng lưới các vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk đã giúp Quân đội Ukraine giữ được kết nối và nhận thức môi trường xung quanh, khiến họ không chỉ có thể xây dựng hệ thống phòng thủ phức tạp, mà còn tiến hành các hoạt động tấn công cơ động.

Mạng lưới các vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk đã giúp Quân đội Ukraine giữ được kết nối và nhận thức môi trường xung quanh, khiến họ không chỉ có thể xây dựng hệ thống phòng thủ phức tạp, mà còn tiến hành các hoạt động tấn công cơ động.

Về phần mình, binh sĩ Nga đã phải chịu đựng cay đắng trong những ngày đầu của cuộc chiến do mạng lưới thông tin liên lạc chưa hoàn thiện, với nhiều hệ thống cũ không thể liên lạc với nhau.

Về phần mình, binh sĩ Nga đã phải chịu đựng cay đắng trong những ngày đầu của cuộc chiến do mạng lưới thông tin liên lạc chưa hoàn thiện, với nhiều hệ thống cũ không thể liên lạc với nhau.

Bên cạnh đó, việc phải đánh liều sử dụng công nghệ thương mại (điện thoại di động) thường tạo điều kiện cho những cuộc tấn công bằng pháo với độ chính xác rất cao của Ukraine, khi họ lần theo cánh sóng.

Bên cạnh đó, việc phải đánh liều sử dụng công nghệ thương mại (điện thoại di động) thường tạo điều kiện cho những cuộc tấn công bằng pháo với độ chính xác rất cao của Ukraine, khi họ lần theo cánh sóng.

Tất nhiên công nghệ không phải là yếu tố quyết định. Hạ tầng thông tin của Nga khác nhiều so với Ukraine. Về phía Nga, sự sẵn có của máy bay không người lái và liên lạc thời gian thực đã dẫn đến một hệ thống chỉ huy và kiểm soát thậm chí còn có thứ bậc hơn.

Tất nhiên công nghệ không phải là yếu tố quyết định. Hạ tầng thông tin của Nga khác nhiều so với Ukraine. Về phía Nga, sự sẵn có của máy bay không người lái và liên lạc thời gian thực đã dẫn đến một hệ thống chỉ huy và kiểm soát thậm chí còn có thứ bậc hơn.

Các chỉ huy chiến trường hoàn toàn thoải mái đứng từ xa và dựa vào video để giám sát việc tuân thủ mệnh lệnh mà họ ban ra, điều này không thể thực hiện cách đây chỉ khoảng hai thập kỷ.

Các chỉ huy chiến trường hoàn toàn thoải mái đứng từ xa và dựa vào video để giám sát việc tuân thủ mệnh lệnh mà họ ban ra, điều này không thể thực hiện cách đây chỉ khoảng hai thập kỷ.

Về phía Ukraine, sự sẵn có của thông tin tạo điều kiện cho một hệ thống chỉ huy và kiểm soát phân tán, đã phát huy hiệu quả đặc biệt to lớn trước những điểm yếu đã nhìn thấy của Nga.

Về phía Ukraine, sự sẵn có của thông tin tạo điều kiện cho một hệ thống chỉ huy và kiểm soát phân tán, đã phát huy hiệu quả đặc biệt to lớn trước những điểm yếu đã nhìn thấy của Nga.

Nhìn chung cuộc xung đột quân sự ở Ukraine vẫn cho thấy tuân theo các nguyên tắc cơ bản được thiết lập trong Thế chiến thứ nhất. Vũ khí công nghệ cao vẫn chưa thể đảo ngược vai trò của bộ binh - thiết giáp và pháo binh, mặc dù chúng có thể làm thay đổi cán cân theo hướng này hay hướng khác.

Nhìn chung cuộc xung đột quân sự ở Ukraine vẫn cho thấy tuân theo các nguyên tắc cơ bản được thiết lập trong Thế chiến thứ nhất. Vũ khí công nghệ cao vẫn chưa thể đảo ngược vai trò của bộ binh - thiết giáp và pháo binh, mặc dù chúng có thể làm thay đổi cán cân theo hướng này hay hướng khác.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/xung-dot-ukraine-cho-the-gioi-bai-hoc-gi-ve-tac-chien-mat-dat-hien-dai-post524648.antd