'Xuyên không' 13,5 tỷ năm, thấy vật thể chưa từng có

JADES-GS-z14-0 là vật thể cổ xưa nhất mà nhân loại từng chiêm ngưỡng, tồn tại khi vũ trụ mới chỉ 290 triệu năm tuổi, tức là hơn 13,5 tỉ năm trước.

Theo Science Alert, kính viễn vọng không gian James Webb vừa lập kỷ lục khi thu nhận hình ảnh của thiên hà JADES-GS-z14-0, một thiên hà đã tồn tại khi vũ trụ chỉ mới 290 triệu năm tuổi. Vũ trụ, bắt đầu từ sự kiện Vụ nổ Big Bang, đã tồn tại hơn 13,8 tỉ năm, nghĩa là chúng ta đang chiêm ngưỡng hình ảnh của một thiên hà " xuyên không" từ hơn 13,5 tỉ năm trước. (Ảnh: NASA/ESA/CSA)

Theo Science Alert, kính viễn vọng không gian James Webb vừa lập kỷ lục khi thu nhận hình ảnh của thiên hà JADES-GS-z14-0, một thiên hà đã tồn tại khi vũ trụ chỉ mới 290 triệu năm tuổi. Vũ trụ, bắt đầu từ sự kiện Vụ nổ Big Bang, đã tồn tại hơn 13,8 tỉ năm, nghĩa là chúng ta đang chiêm ngưỡng hình ảnh của một thiên hà " xuyên không" từ hơn 13,5 tỉ năm trước. (Ảnh: NASA/ESA/CSA)

Các nhà thiên văn học Stefano Carniani (Đại học Scuola Normale Superiore, Ý) và Kevin Hainline (Đại học Arizona, Mỹ) đã sử dụng công cụ NIRSpec của James Webb để xác định vật thể này. (Ảnh: NASA Science)

Các nhà thiên văn học Stefano Carniani (Đại học Scuola Normale Superiore, Ý) và Kevin Hainline (Đại học Arizona, Mỹ) đã sử dụng công cụ NIRSpec của James Webb để xác định vật thể này. (Ảnh: NASA Science)

Vào tháng 1/2024, NIRSpec đã quan sát JADES-GS-z14-0 trong gần 10 giờ, và khi dữ liệu quang phổ được xử lý, họ phát hiện ra mức độ dịch chuyển đỏ cao đến 14,32. (Ảnh: European Space Agency)

Vào tháng 1/2024, NIRSpec đã quan sát JADES-GS-z14-0 trong gần 10 giờ, và khi dữ liệu quang phổ được xử lý, họ phát hiện ra mức độ dịch chuyển đỏ cao đến 14,32. (Ảnh: European Space Agency)

Dịch chuyển đỏ xảy ra khi nguồn phát bức xạ đang di chuyển xa khỏi người quan sát, khiến bức xạ bị dịch chuyển về phía vạch đỏ của quang phổ. Điều này khiến thiên hà JADES-GS-z14-0 xuất hiện đỏ hơn thực tế. Với thiên văn học, độ dịch chuyển đỏ cho biết vật thể đã bị đẩy xa khỏi vị trí hiện tại do sự giãn nở của vũ trụ. (Ảnh: Niels Bohr Institutet )

Dịch chuyển đỏ xảy ra khi nguồn phát bức xạ đang di chuyển xa khỏi người quan sát, khiến bức xạ bị dịch chuyển về phía vạch đỏ của quang phổ. Điều này khiến thiên hà JADES-GS-z14-0 xuất hiện đỏ hơn thực tế. Với thiên văn học, độ dịch chuyển đỏ cho biết vật thể đã bị đẩy xa khỏi vị trí hiện tại do sự giãn nở của vũ trụ. (Ảnh: Niels Bohr Institutet )

Kính viễn vọng James Webb có khả năng bắt được ánh sáng từ những vùng rất xa, nhưng ánh sáng cần thời gian để di chuyển, có nghĩa là hình ảnh hiện tại là của một thiên hà từ hàng tỉ năm trước. (Ảnh: College of Science)

Kính viễn vọng James Webb có khả năng bắt được ánh sáng từ những vùng rất xa, nhưng ánh sáng cần thời gian để di chuyển, có nghĩa là hình ảnh hiện tại là của một thiên hà từ hàng tỉ năm trước. (Ảnh: College of Science)

Đối với JADES-GS-z14-0, chúng ta đã có cơ hội nhìn thấy một "thiên hà xuyên không" từ thuở vũ trụ sơ khai. (Ảnh: Noah News)

Đối với JADES-GS-z14-0, chúng ta đã có cơ hội nhìn thấy một "thiên hà xuyên không" từ thuở vũ trụ sơ khai. (Ảnh: Noah News)

Phát hiện này mang lại dữ liệu quý giá về giai đoạn "bình minh vũ trụ", thời kỳ bí ẩn trong 1 tỉ năm đầu tiên sau Vụ nổ Big Bang. Đáng ngạc nhiên là JADES-GS-z14-0 có kích thước lớn và sáng, khác xa với dự đoán về các thiên hà cổ đại. Phần lớn ánh sáng đến từ các ngôi sao, thay vì từ lỗ đen siêu lớn, và thiên hà này chứa lượng lớn bụi và oxy. (Ảnh: allthingsgeo)

Phát hiện này mang lại dữ liệu quý giá về giai đoạn "bình minh vũ trụ", thời kỳ bí ẩn trong 1 tỉ năm đầu tiên sau Vụ nổ Big Bang. Đáng ngạc nhiên là JADES-GS-z14-0 có kích thước lớn và sáng, khác xa với dự đoán về các thiên hà cổ đại. Phần lớn ánh sáng đến từ các ngôi sao, thay vì từ lỗ đen siêu lớn, và thiên hà này chứa lượng lớn bụi và oxy. (Ảnh: allthingsgeo)

Điều này cho thấy rằng nhiều thế hệ sao nặng đã sinh ra và chết đi trong khoảng 300 triệu năm sau Big Bang, chứng minh rằng thời kỳ "bình minh vũ trụ" có thể là giai đoạn phát triển rất nhanh của vũ trụ, với các ngôi sao khổng lồ và thiên hà hợp nhất để tạo thành những thiên hà lớn. Hiện tại, vũ trụ có thể đang già và phát triển chậm lại. (Ảnh: Pune.News)

Điều này cho thấy rằng nhiều thế hệ sao nặng đã sinh ra và chết đi trong khoảng 300 triệu năm sau Big Bang, chứng minh rằng thời kỳ "bình minh vũ trụ" có thể là giai đoạn phát triển rất nhanh của vũ trụ, với các ngôi sao khổng lồ và thiên hà hợp nhất để tạo thành những thiên hà lớn. Hiện tại, vũ trụ có thể đang già và phát triển chậm lại. (Ảnh: Pune.News)

Mời quý độc giả xem thêm video: Hé lộ mẫu vật tiểu hành tinh 4,5 tỷ năm tuổi NASA vừa công bố.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/xuyen-khong-135-ty-nam-thay-vat-the-chua-tung-co-2040118.html