Ý chí vươn lên từ nghịch cảnh của nhà đồng sáng lập Rolls-Royce
Nếu như Charles Rolls – Nhà đồng sáng lập ra hãng xe siêu sang Rolls-Royce có xuất thân cao quý trong 1 gia đình quý tộc Anh, thì Henry Royce lại sinh ra trong một gia đình sản xuất bột mì tại địa phương. Tình hình tài chính không mấy thuận lợi khiến ông bỏ dở việc học và kiếm sống từ năm 8 tuổi. Tuy nhiên, nhưng với ý chí vươn lên ông đã xây dựng lên 1 hãng xe đẳng cấp chỉ dành cho giới thượng lưu.
Những ngày tháng cơ cực
Henry Royce sinh năm 1963 tại Alwalton gần Peterborough (Anh Quốc), ông là con trai của James Royce và Mary Royce, gia đình ông có 5 người con và Henry Royce là con út. Cha mẹ ông tuy điều hành 1 xưởng sản xuất bột mỳ tại địa phương, nhưng công việc kinh doanh không mấy thuận lợi đã khiến gia đình ông phải chuyển đến London để tìm công việc mưu sinh mới.
Vào năm 1872, cha ông qua đời, ông lúc đó mới được 8 tuổi, gia đình bỗng dưng mất đi 1 trụ cột, Mary Royce khi ấy đã phải bở dở việc học đi giao báo và chuyển phát điện tín để phụ giúp gia đình.
Vào năm 1878, nhờ sự giúp đỡ của 1 người họ hàng, Henry Royce được nhận vào làm thực tập sinh ở công ty đường sắt Great Northern. Đây chính là quãng thời gian để Henry Royce được tiếp xúc với một trong những kỹ sư xuất sắc ngày đó, tận dụng mọi cơ hội để rèn luyện bản thân.
Biểu tượng đẳng cấp trên những chiếc xe của Roll-Royce
Nhưng vào năm 17 tuổi, một lần nữa ông đối mặt với thất nghiệp, thậm chí ông đã đi bộ hàng dặm để tìm kiếm công việc. Cuối cùng ông nhận được cơ hội làm việc tại công ty sản xuất công cụ Greenwood & Bateley of Leeds, Henry Royce làm việc ở đây 2 năm. Sau đó gia nhập vào Công ty Điện với vị trí triển vọng hơn, hứa hẹn có những sự phát triển. Ngoài những giờ làm việc trong nhà máy, Henry Royce phấn đấu để nâng cao trình độ học vấn của mình bằng cách tham dự các bài giảng và các lớp học đại học về kỹ thuật điện do City & Guilds Institute tổ chức.
Năm 1882, ông đã có bước tiến ấn tượng khi được bổ nhiệm làm kỹ sư trưởng của công ty con Lancashire Maxim & Weston Electric tại Liverpool, phụ trách mảng đèn điện đường phố và nhà hát.
Kể từ đây, kể từ đây Henry Royce bắt đầu tự tin hơn khi ông đang có thêm kinh nghiệm và tích lũy kiến thức về kỹ thuật điện. Tuy nhiên, sự phát triển của ông đột ngột phải dừng lại khi Lancashire Maxim & Weston Electric thất bại và công ty bị thanh lý. Một lần nữa, Henry Royce thất nghiệp.
Trong thời gian ở Liverpool, Henry Royce đã kết bạn với 1 kỹ sư trẻ có tên là Ernest Claremont. Hai năm sau (1884), với 20 đồng bảng Anh tiết kiệm được, ông và người bạn của mình đã đến Manchester và thành lập công ty “F. H. Royce and Company”, công ty này chuyên sản xuất máy nổ và cần cẩu điện, tại một xưởng trên đường Cooke. Các đối tác sống trong một căn phòng ngay tại xưởng, ăn bánh mỳ sandwich và những món ăn vặt hâm nóng qua ngày.
Dù đã có công ty và trở thành 1 kỹ sư giỏi, nhưng , Henry Royce vẫn đi học thêm kiến thức về chế tạo máy vào ban đêm. Có thể thấy rằng, ông chính là minh chứng cho sự vươn lên từ những khó khăn, không ngừng làm dày dặn vốn kiến thức của mình dù ở bất kỳ đâu. Quan trọng hơn cả, ông luôn hướng đến sự hoàn hảo trong mọi việc.
Cuộc gặp gỡ định mệnh
Dù có xuất phát điểm tương đối khiêm tốn nhưng 5 năm sau Henry Royce đã có những sản phẩm thương mại tương đối thành công. Ông sau đó mở bán cổ phần và đổi tên công ty thành Royce Ltd. Tiếp đó, một chi nhánh mới được mở thêm tại Trafford Park, Manchester.
Sự chú ý đến từng chi tiết nhỏ và kỹ thuật xuất sắc đã giúp sản phẩm của ông nổi trội hơn những sản phẩm khác. Máy nổ của Royce Ltd được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy giúp doanh số của công ty tăng nhanh đáng kể. Thậm chí những chiếc cần cẩu do Royce Ltd sản xuất ra còn được xuất khẩu cả sang thị trường nước ngoài. Công ty này cũng đảm nhận việc lắp đặt hệ thống điện cho những căn nhà riêng hay nhà máy lớn.
Sở thích chế tạo ô tô của Henry Royce bắt đầu nảy sinh khi ông mua một chiếc Decauville đã qua sử dụng của Pháp. Ông luôn khao khát bản thân về sự hoàn Mỹ và theo đuổi đạo đức nghề nghiệp mà tới sau này, điều đó đã trở thành triết lý trong kinh doanh của Rolls-Royce: “Lấy những gì tốt nhất hiện có và làm cho nó tốt hơn”.
Khi sử dụng chiếc Decauville, Henry Royce nhận ra rằng có quá nhiều lỗi trong chiếc xe này và từ đó ông đã quyết tâm phải chế tạo ra 1 chiếc xe tốt hơn thế. Những chiếc De Dion và Decauville thử nghiệm đầu tiên của Henry Royce thu hút được sự chú ý của giới chuyên môn lúc bấy giờ nhờ sự hoàn thiện ấn tượng cùng chất lượng vượt trội.
Charles Rolls và Henry Royce
Không dừng lại ở đó, Henry Royce luôn thôi thúc mình phải thay đổi và cải tiến. Đến khi chiếc Royce-10 đầu tiên ra đời, Henry Royce đã gây được tiếng vang lớn, chiếc xe này ra đời đúng với mục tiêu mà ông hướng đến là: “Sự hoàn hảo”.
Thông qua một vài người bạn, Royce đã gặp Charles Rolls, ông chủ trẻ tuổi của một đại lý xe hơi danh tiếng. Cuộc gặp gỡ định mệnh của họ đã mở ra nhiều điều mới mẻ đáng chờ đợi, mà theo giới chuyên môn, đó là một cuộc gặp gỡ lịch sử.
Chiếc xe đầu tiên ra đời dưới sự hợp tác của Henry Royce và Charles Rolls là Rolls-Royce 10, chiếc xe này ra mắt vào tháng 12/1904. Và đã tạo tiếng vang lớn bởi sử dụng động cơ ít tiếng ồn hơn chiếc Decauville, được cho là dòng xe có cỗ máy hiện đại nhất thời bấy giờ.
Hai năm sau, vào năm 1906 có thể coi là 1 cột 1 lịch sử đánh dấu sự ra đời chính thức của hãng xe sang đẳng cấp thế giới này, khi Henry Royce và Charles Rolls quyết định sáp nhật 2 công ty này thành Rolls-Royce Limited.
Henry Royce được bổ nhiệm làm kỹ sư trưởng kiêm giám đốc sản xuất của công ty. Còn Charles Rolls đảm nhận quản lý tài chính và kinh doanh của công ty. Đây cũng là năm chiếc Silver Ghost đầu tiên ra mắt cùng khẩu hiệu “Chiếc xe tốt nhất thế giới”, thứ vẫn gắn liền với thương hiệu Rolls-Royce Motor Cars ngày nay.
Triết lý về sự hoàn hảo
Không chỉ phát triển xe hơi, theo lời kêu gọi bảo vệ và phụng sự Tổ quốc, Rolls-Royce đã phát triển động cơ máy bay Rolls-Royce Eagle và cho ra nhiều nguyên mẫu sau đó. Đến năm 1931, động cơ “R” của Rolls-Royce đã phá kỉ lục tốc độ thế giới khi đạt vận tốc tới 640 km/h.
Henry Royce qua đời vào ngày 22/04/1933 ở West Wittering, West Sussex, để lại một kho tàng di sản cho ngành công nghiệp ôtô và hàng không của Anh. Trước đó, để tri ân những đóng góp của ông với đất nước, Henry Royce được vinh danh với tước hiệu Nam tước Royce của xứ Seaton (Rutland).
Thậm chí, nước Anh ghi nhận sự cống hiến của Henry Royce bằng một ô cửa kính dành riêng cho ông tại Westminster Abbey danh giá, vị kỹ sư ôtô đầu tiên được vinh danh tại đây, sánh ngang với các tượng đài như Arnold & Son hay Graham.
Tuy Henry Royce đã qua đời nhưng triết lý làm việc của ông đã trở thành giá trị nền tảng của thương hiệu Rolls-Royce đến tận bây giờ. Triết lý về sự hoàn hảo là kim chỉ nam giúp những chiếc xe Rolls-Royce luôn mang đến trải nghiệm tốt nhất cho chủ nhân của nó.
Hiện nay, quy trình kiểm tra chất lượng của Rolls-Royce Motor Cars tại Goodwood, Anh có khoảng 4.500 chuỗi kiểm tra tự động trong quá trình lắp ráp và 3.500 lần kiểm tra nữa khi chiếc xe hoàn thành. Mỗi chiếc Rolls-Royce đều trải qua quá trình kiểm tra kỹ lưỡng trước khi xuất xưởng. Giàn đường lăn kiểm tra hệ thống an toàn. Giàn máy lắc để mô phỏng các điều kiện đường nghiêm ngặt nhằm phát hiện bất kỳ âm thanh nào không mong muốn. Đặc biệt là hệ thống kiểm tra Monsoon, mô phỏng đường ngập trong 20 phút. Chiếc xe sẽ vận hành qua 73 vòi phun áp suất cao, với 5.000 lít nước (tái chế).
Ngoài ra, 14 kỹ sư có trình độ cao của hãng sẽ duy trì 8 bài thử nghiệm chuyên sâu trong 365 ngày mỗi năm, liên tục giám sát và chủ động cải tiến sản phẩm. Những vòng kiểm tra nghiêm ngặt này là minh chứng cho ý chí quyết tâm mang đến những sản phẩm hoàn thiện nhất tại Rolls-Royce.
Theo chiều dài lịch sử, những triết lý sâu sắc của Rolls-Royce Motor Cars luôn hiện hữu trong mọi quá trình tạo nên sản phẩm, đây chính là yếu tố đưa Rolls-Royce trở thành hãng xe đẳng cấp nhất thế giới.