'Ý đồ' chương trình hạt nhân Triều Tiên: Hàn Quốc ngỏ ý nghệ thuật thỏa thuận nhỏ với Mỹ
Theo trang SCMP, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in lên tiếng về khả năng đàm phán nhỏ về phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng hiện tại vẫn chưa có bất kỳ tín hiệu nào.
Các nhà phân tích cho biết, Hàn Quốc thúc đẩy nỗ lực tiến tới thượng đỉnh Mỹ - Triều cho quá trình phi hạt nhân hóa trong khi Bình Nhưỡng một mực bày tỏ hoài nghi về các chính sách nửa vời của Washington. Theo trang SCMP, Seoul nhấn mạnh đế thỏa thuận nhỏ giữa hai bên nhằm giải quyết chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ - Stephen Biegun vào ngày 8/7 đã kết thúc chuyến thăm Seoul, trong đó ông đã nói chuyện với các quan chức Hàn Quốc về cách thức khơi dậy các nỗ lực dài hơi khuyến khích Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Chuyến thăm của ông Stephen Biegun tại Hàn Quốc đã bao gồm các các cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Kang Kyung-wha, Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất Cho Sei-young và đặc phái viên hàng đầu về vấn đề hạt nhân Lee Do-hoon.
Theo tờ báo, chuyến thăm diễn ra sau khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuần trước đã kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tổ chức thượng đỉnh lần thứ ba trước bầu cử Tổng thống Mỹ nhằm giải quyết lập trường hạt nhân.
Triều Tiên vào tháng trước đã phá hủy văn phòng liên lạc liên Triều gần biên giới và liên tục bác bỏ ngồi lại đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ. Các bên không tổ chức gặp gỡ từ cuộc đàm phán tại Thụy Điển trong tháng 10.
"Chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in muốn tạo nên bước ngoặt đột phá trước bầu cử tháng 11 tại Mỹ", Choi Kang – phó chủ tịch Viện nghiên cứu chính sách Asan tại Seoul cho biết đồng thời mô tả rằng Hàn Quốc thất vọng khi không có bất kỳ thỏa thuận nào để giải tỏa căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Seoul trong thời gian gần đây. "Đây là hi vọng của Seoul nhưng tôi hoài nghi về khả năng của nó".
Chuyến đi của ông Biegun diễn ra sau khi tờ báo Donga của Hàn Quốc báo cáo vào ngày 6/7 rằng nhóm an ninh quốc gia đã thúc đẩy nỗ lực giúp Washington và Bình Nhưỡng đạt được thỏa thuận về phi hạt nhân hóa. Nhóm an ninh do ông Suh Hoon – Giám đốc Văn phòng an ninh quốc gia của Nhà Xanh đặt mục tiêu vào thỏa thuận với Mỹ có thể nới lỏng trừng phạt. Đổi lại, Bình Nhưỡng sẽ thúc đẩy quá trình giải giáp khu thử hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên và các tên lửa đạn đạo liên lục địa, tờ báo cho biết.
Theo đề xuất trong thỏa thuận nhỏ, các trừng phạt sẽ áp dụng trở lại trong trường hợp vi phạm, báo cáo cho biết.
Mặc dù các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên vẫn trong bí mật nhưng chính quyền nước này có nhiều cơ sở hạt nhân chưa được kiểm chứng, giới nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Washington cho biết. Tổng thống Trump từng tham gia thượng đỉnh lần 2 với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội vào tháng 2/2019 sau khi Chủ tịch Kim không đồng tình với tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn để đổi lại bình thường hóa quan hệ kinh tế.
"Bình Nhưỡng cho rằng quá trình phi hạt nhân hóa là không cần thiết và mong muốn chính quyền Mỹ và Hàn Quốc chấp nhận một Triều Tiên hạt nhân", ông Soo Kim – cựu phân tích tình báo CIA cho biết. "Bình Nhưỡng cũng nói rằng các căng thẳng sẽ nới lỏng và xung đột vẫn tồn tại. Sẽ có một chút ít nếu tín hiệu gợi ý Bình Nhưỡng muốn thúc đẩy quan hệ hòa bình với Seoul. Vì vậy, nếu bạn tưởng tượng những gì là hòa bình và hòa giải thì chưa thể có câu trả lời".
Ông Biegun vào ngày 8/7 đã phủ nhận yêu cầu bất kỳ cuộc gặp nào với Triều Tiên, tuy nhiên Washington vẫn cam kết tiếp tục nỗ lực tiến tới hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
"Khi Chủ tịch Kim chỉ định đối tác chuẩn bị cho đàm phán về vấn đề này thị họ sẽ sẵn sàng tìm chúng tôi bất kỳ khi nào", ông Biegun nói đồng thời cho biết đối thoại có thể dẫn đến hành động nhưng hành động không thể không có đối thoại.
Trong tín hiệu ủng hộ nỗ lực của Tổng thống Moon Jae-in mặc dù có các khác biệt về việc nới lỏng trừng phạt đối với Triều Tiên, ông Biegun cũng nói rằng Washington tin tưởng hợp tác liên Triều là một nỗ lực quan trọng tạo một môi trường ổn định hơn trên bán đảo Triều Tiên.
Tổng thống Trump nói trên truyền thông Mỹ cùng ngày rằng ông sẽ thúc đẩy cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ ba với nhà lãnh đạo Kim Jong-un sau thượng đỉnh tại Singapore và Hà Nội nếu ông nghĩ rằng điều đó có ích.
Tuy nhiên, giáo sư quan hệ quốc tế và khoa học chính trị Nam Chang-hee tại Đại học Inha bày tỏ nghi ngờ khả năng Washington sẽ chấp nhận thỏa thuận một phần, trong đó là sự công nhận thực tế Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân.
Ông Ryo Hinata-Yamaguchi, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học quốc gia Pusan cho biết thỏa thuận nhỏ mà Hàn Quốc thông báo sẽ ít có tín hiệu chấp thuận từ Mỹ.
"Sự thật rằng trước đó Triều Tiên đã đề nghị đóng cửa cơ sở Yongbyon và điều này không hề ảnh hưởng nhiều. Bình Nhưỡng luôn có nhiều nhà máy làm giàu urani khác cùng với khả năng tiếp tục chương trình vũ khí hạt nhân", ông Ryo cho biết.