Ý nghĩa cúng rằm tháng Chạp và cách cúng đúng tâm thành
Những lễ cúng rằm tháng Chạp thể hiện lòng thành kính, biết ơn của gia chủ mà còn là dịp để mọi người cầu nguyện tống tiễn những rủi ro của năm cũ, cầu mong an lành, thịnh vượng trong năm mới sắp đến.
Tháng Chạp, tháng cuối cùng trong năm âm lịch, là thời điểm mà các gia đình Việt Nam bận rộn chuẩn bị cho Tết Nguyên đán. Ngoài việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa và chuẩn bị thực phẩm, đồ dùng cho những ngày Tết, trong tháng trước Tết, người dân thực hiện nhiều nghi lễ hướng đến gia tiên và thần linh.
Lễ cúng rằm tháng Chạp thể hiện lòng thành kính, biết ơn của gia chủ mà còn là dịp để mọi người cầu nguyện tống tiễn những rủi ro của năm cũ, cầu mong an lành, thịnh vượng trong năm mới sắp đến.
Rằm tháng Chạp, ngày rằm cuối cùng trong năm Âm lịch, là một trong những dịp quan trọng để người Việt Nam tưởng nhớ tổ tiên, cũng như chuẩn bị cho năm mới sắp đến. Ngoài ra, lễ cúng này còn mang ý nghĩa cầu bình an, sức khỏe, và tài lộc cho gia đình trong năm mới.
Lễ cúng rằm tháng Chạp thường được tổ chức trang trọng tại gia đình. Mâm cỗ cúng thường bao gồm hương, hoa, đèn nến, trà, rượu, cùng với các món ăn truyền thống như gà luộc, xôi, và các loại bánh trái. Những vật phẩm này được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt trên bàn thờ gia tiên để thể hiện lòng thành kính của con cháu.
Mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp
Tùy theo tập tục của mỗi địa phương mà lễ cúng rằm tháng Chạp có những khác biệt. Tuy nhiên về cơ bản, các gia đình thường chuẩn bị mâm lễ chay và mâm cỗ mặn.
Mâm cỗ chay gồm có: Nến hoặc đèn, hương, nước sạch, trầu cau, trái cây, hoa tươi
Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Chạp gồm: Gà trống luộc, xôi đỗ hoặc xôi gấc, canh miến, giò hoặc chả, món xào (như thịt bò xào, lòng gà xào giá), rượu gạo và một vài món mặn khác.
Tùy vào điều kiện và quan điểm, tín ngưỡng mà các gia đình lựa chọn có làm mâm cỗ mặn hay không. Điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm.
Văn khấn cúng rằm tháng Chạp
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị Tôn thần
Ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân,
Ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch tôn thần,
Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần,
Ngài Tiền hậu địa chủ tài thần cùng các Tôn thần cai quản trong khu vực này,
Con đồng kính lạy các Gia Thân, Gia tiên tiền tổ,
Hôm nay là ngày..... tháng.... năm.... (Âm lịch)
Tín chủ con (chúng con) là........ Ngụ tại......
Tuân theo lề cũ, Mùng 1 đến ngày (Ngày Rằm đã đến), kính bày lễ Sóc (Vọng), tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả, đốt nén hương thơm, dâng lên trước án.
Chúng con thành tâm kính cẩn lạy dâng Tôn thần, Tiên tổ, cúi xin các ngài thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
*Thông tin mang tính tham khảo.
Nguồn Bnews: https://bnews.vn/y-nghia-cung-ram-thang-chap-va-cach-cung-dung-tam-thanh/359393.html