Yamato: tàu chiến lớn nhất lịch sử quân đội Nhật Bản

Với lượng giãn nước toàn tải lên tới 72.000 tấn, thiết giáp hạm lớp Yamato được xem là tàu chiến lớn nhất trong lịch sử hải quân Nhật Bản.

 Thiết giáp hạm (tiếng Anh là battleship) là một loại tàu chiến cực lớn được bọc thép với dàn pháo có cỡ nòng lớn. Trong lịch sử, thiết giáp hạm thường to hơn, trang bị vũ khí mạnh hơn và có vỏ giáp tốt hơn so với tàu tuần dương, khu trục. Là những tàu chiến vũ trang lớn nhất của hạm đội, thiết giáp hạm thường được sử dụng để chiếm lấy quyền kiểm soát mặt biển và là đại diện cho đỉnh cao sức mạnh hải quân của một quốc gia trong giai đoạn từ thế kỷ 19 cho đến Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Thiết giáp hạm (tiếng Anh là battleship) là một loại tàu chiến cực lớn được bọc thép với dàn pháo có cỡ nòng lớn. Trong lịch sử, thiết giáp hạm thường to hơn, trang bị vũ khí mạnh hơn và có vỏ giáp tốt hơn so với tàu tuần dương, khu trục. Là những tàu chiến vũ trang lớn nhất của hạm đội, thiết giáp hạm thường được sử dụng để chiếm lấy quyền kiểm soát mặt biển và là đại diện cho đỉnh cao sức mạnh hải quân của một quốc gia trong giai đoạn từ thế kỷ 19 cho đến Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Trong lịch sử phát triển của thiết giáp hạm thì lớp Yamato được xem là thiết giáp hạm lớn nhất thế giới từng được chế tạo. Năm 1937, chiếc đầu tiên mang tên Yamato bắt đầu được khởi đóng ở Xưởng đóng tàu hải quân Kure, Nhật Bản. Chiếc thứ 2 mang tên Musashi được khởi đóng vào tháng 3/1938 tại Nagasaki.

Trong lịch sử phát triển của thiết giáp hạm thì lớp Yamato được xem là thiết giáp hạm lớn nhất thế giới từng được chế tạo. Năm 1937, chiếc đầu tiên mang tên Yamato bắt đầu được khởi đóng ở Xưởng đóng tàu hải quân Kure, Nhật Bản. Chiếc thứ 2 mang tên Musashi được khởi đóng vào tháng 3/1938 tại Nagasaki.

 Chiếc Yamato được đưa vào biên chế ngày 16/12/1941, chỉ vài tuần sau khi diễn ra trận Trân Châu Cảng. Trong khi, chiếc thứ 2 mang tên Musashi đưa vào biên chế tháng 8/1942. Trong ảnh là 2 chiếc thiết giáp hạm lớn nhất thế giới chạy thử nghiệm trên biển.

Chiếc Yamato được đưa vào biên chế ngày 16/12/1941, chỉ vài tuần sau khi diễn ra trận Trân Châu Cảng. Trong khi, chiếc thứ 2 mang tên Musashi đưa vào biên chế tháng 8/1942. Trong ảnh là 2 chiếc thiết giáp hạm lớn nhất thế giới chạy thử nghiệm trên biển.

 Hai con tàu thuộc lớp Yamato đều có kích cỡ khổng lồ với lượng giãn nước toàn tải lên tới 72.000 tấn (lớn hơn cả tàu sân bay thời bấy giờ và thậm chí là cả ngày nay, ngoại trừ lớp Nimitz của Mỹ), dài 256m, rộng 36,9m, mớn nước 11m. Con tàu được bọc giáp dày 650mm phía trước ụ pháo, 410mm vỏ giáp hông, nghiêng 20 độ, 200mm sàn tàu trung tâm và 230mm sàn tàu phía ngoài.

Hai con tàu thuộc lớp Yamato đều có kích cỡ khổng lồ với lượng giãn nước toàn tải lên tới 72.000 tấn (lớn hơn cả tàu sân bay thời bấy giờ và thậm chí là cả ngày nay, ngoại trừ lớp Nimitz của Mỹ), dài 256m, rộng 36,9m, mớn nước 11m. Con tàu được bọc giáp dày 650mm phía trước ụ pháo, 410mm vỏ giáp hông, nghiêng 20 độ, 200mm sàn tàu trung tâm và 230mm sàn tàu phía ngoài.

 Về mặt hỏa lực, lớp tàu Yamato được trang bị 9 pháo 460mm (chia làm 3 ụ, 3 khẩu/ụ ở đầu và đuôi tàu), 12 pháo 155mm (4 ụ pháo, 3 khẩu/ụ), 12 pháo 127mm (6 ụ pháo, 2 khẩu/ụ), 24 pháo phòng không 25mm (8 ụ pháo, 3 khẩu/ụ) và 4 súng máy phòng không 13,2mm (2 ụ pháo, 2 khẩu/ụ). Ngoài ra, ở đuôi tàu còn có 2 thiết bị phóng máy bay với 7 máy bay chiến đấu chứa trong tàu.

Về mặt hỏa lực, lớp tàu Yamato được trang bị 9 pháo 460mm (chia làm 3 ụ, 3 khẩu/ụ ở đầu và đuôi tàu), 12 pháo 155mm (4 ụ pháo, 3 khẩu/ụ), 12 pháo 127mm (6 ụ pháo, 2 khẩu/ụ), 24 pháo phòng không 25mm (8 ụ pháo, 3 khẩu/ụ) và 4 súng máy phòng không 13,2mm (2 ụ pháo, 2 khẩu/ụ). Ngoài ra, ở đuôi tàu còn có 2 thiết bị phóng máy bay với 7 máy bay chiến đấu chứa trong tàu.

 Trong ảnh là viên đạn pháo “khủng” cỡ 460mm trang bị trên thiết giáp hạm lớp Yamato.

Trong ảnh là viên đạn pháo “khủng” cỡ 460mm trang bị trên thiết giáp hạm lớp Yamato.

 Giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2, trước ưu thế vượt trội sức mạnh trên không của Mỹ, người Nhật buộc phải cải tiến Yamato bổ sung thêm pháo phòng không nhằm đối phó với lực lượng máy bay đông đảo của Hải quân Mỹ. Theo đó, chiếc Yamato gỡ bỏ bớt 6 pháo 155mm và nâng số pháo phòng không 25mm lên con số 162 khẩu. Về phần chiếc Musashi được trang bị 130 khẩu pháo 25mm (32 ụ, 3 khẩu/ụ).

Giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2, trước ưu thế vượt trội sức mạnh trên không của Mỹ, người Nhật buộc phải cải tiến Yamato bổ sung thêm pháo phòng không nhằm đối phó với lực lượng máy bay đông đảo của Hải quân Mỹ. Theo đó, chiếc Yamato gỡ bỏ bớt 6 pháo 155mm và nâng số pháo phòng không 25mm lên con số 162 khẩu. Về phần chiếc Musashi được trang bị 130 khẩu pháo 25mm (32 ụ, 3 khẩu/ụ).

 Dù vậy, việc “hiện đại hóa” này cũng không giúp giữ “sự sống” cho Musashi được lâu. Ngày 24/10/1944, nhóm tàu chiến của Nhật Bản gồm cả Musashi khi đang hành quân qua biển Sibuyan đã hứng chịu cuộc không kích khủng khiếp từ lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay Mỹ gồm 5 đợt riêng biệt. Trong ảnh là những cột nước và lửa bùng lên khi máy bay Mỹ oanh tạc Musashi.

Dù vậy, việc “hiện đại hóa” này cũng không giúp giữ “sự sống” cho Musashi được lâu. Ngày 24/10/1944, nhóm tàu chiến của Nhật Bản gồm cả Musashi khi đang hành quân qua biển Sibuyan đã hứng chịu cuộc không kích khủng khiếp từ lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay Mỹ gồm 5 đợt riêng biệt. Trong ảnh là những cột nước và lửa bùng lên khi máy bay Mỹ oanh tạc Musashi.

 Các máy bay Mỹ xuất phát từ tàu sân bay USS Essex, Franklin và Intrepid đã gây hư hỏng nặng cho Musashi trong 3 đợt tấn công đầu tiên. Thuyền trưởng – Chuẩn Đô đốc Inoguchi dự định làm mắc cạn con tàu để biến nó thành pháo đài nổi nhưng không còn kịp. Lúc 19h36 phút, Musashi chìm xuống lòng đại dương sau khi phải hứng chịu 17 quả bom và 9 ngư lôi. Hậu quả, 1.023 người trong tổng số 2.399 thủy thủ thiệt mạng. Phía Mỹ chỉ mất 18 máy bay trong trận này.

Các máy bay Mỹ xuất phát từ tàu sân bay USS Essex, Franklin và Intrepid đã gây hư hỏng nặng cho Musashi trong 3 đợt tấn công đầu tiên. Thuyền trưởng – Chuẩn Đô đốc Inoguchi dự định làm mắc cạn con tàu để biến nó thành pháo đài nổi nhưng không còn kịp. Lúc 19h36 phút, Musashi chìm xuống lòng đại dương sau khi phải hứng chịu 17 quả bom và 9 ngư lôi. Hậu quả, 1.023 người trong tổng số 2.399 thủy thủ thiệt mạng. Phía Mỹ chỉ mất 18 máy bay trong trận này.

 Về phần chiếc Yamato, tháng 10/1944, Yamato lần đầu tiên và cũng là duy nhất trong suốt thời gian tồn tại bắn trúng đích một tàu sân bay hộ tống, khu trục và một khu trục hộ tống của Mỹ. Tuy nhiên, trong 3 chiếc này không có chiếc nào bị đánh chìm. Sau đó, con tàu buộc phải rời trận chiến.

Về phần chiếc Yamato, tháng 10/1944, Yamato lần đầu tiên và cũng là duy nhất trong suốt thời gian tồn tại bắn trúng đích một tàu sân bay hộ tống, khu trục và một khu trục hộ tống của Mỹ. Tuy nhiên, trong 3 chiếc này không có chiếc nào bị đánh chìm. Sau đó, con tàu buộc phải rời trận chiến.

 Sau trận chiến đó, “quãng đời còn lại” của Yamato là những ngày tháng đen tối khi phải chống đỡ không ngừng các cuộc tấn công dữ dội từ Không quân Hải quân Mỹ.

Sau trận chiến đó, “quãng đời còn lại” của Yamato là những ngày tháng đen tối khi phải chống đỡ không ngừng các cuộc tấn công dữ dội từ Không quân Hải quân Mỹ.

 Ngày 19/3/1945, Yamato hứng chịu cuộc không kích lớn từ các máy bay xuất phát từ tàu sân bay Mỹ USS Enterprise, Yorktown và Intrepid. Rất may, thương vong là không đáng kể.

Ngày 19/3/1945, Yamato hứng chịu cuộc không kích lớn từ các máy bay xuất phát từ tàu sân bay Mỹ USS Enterprise, Yorktown và Intrepid. Rất may, thương vong là không đáng kể.

 Ngày 6/4/1945, Yamato cùng một tuần dương hạm hạng nhẹ và 8 tàu khu trục bắt đầu Cuộc hành quân tấn công tự sát chống lại Mỹ ngoài khơi Okinawa mang tên Ten-Go. Người Nhật dự định cho Yamato mắc cạn biến nó thành pháo đài nổi để oanh kích lính Mỹ ở Okinawa. Tuy nhiên, khi chưa kịp tới nơi dự kiến, lúc 12h32 phút ngày 7/4 Yamato hứng chịu cuộc tấn công rất lớn từ 280 máy bay Mỹ.

Ngày 6/4/1945, Yamato cùng một tuần dương hạm hạng nhẹ và 8 tàu khu trục bắt đầu Cuộc hành quân tấn công tự sát chống lại Mỹ ngoài khơi Okinawa mang tên Ten-Go. Người Nhật dự định cho Yamato mắc cạn biến nó thành pháo đài nổi để oanh kích lính Mỹ ở Okinawa. Tuy nhiên, khi chưa kịp tới nơi dự kiến, lúc 12h32 phút ngày 7/4 Yamato hứng chịu cuộc tấn công rất lớn từ 280 máy bay Mỹ.

 Lúc 14h23 phút, sau khi trúng 10 ngư lôi và 7 quả bom, hầm đạn phía trước của Yamato phát nổ. Đám khói bốc lên từ vụ nổ cao đến 6,4km và có thể trông thấy ở khoảng cách 160km. Thiết giáp hạm lớn nhất thế giới Yamato – niềm tự hào của Hải quân Đế quốc Nhật Bản chìm xuống đáy đại dương kéo theo 2.498 thủy thủ (trong tổng số 2.700 người) gồm cả Phó Đô đốc Seiichi Ito và thuyền trưởng Kosaku Aruga.

Lúc 14h23 phút, sau khi trúng 10 ngư lôi và 7 quả bom, hầm đạn phía trước của Yamato phát nổ. Đám khói bốc lên từ vụ nổ cao đến 6,4km và có thể trông thấy ở khoảng cách 160km. Thiết giáp hạm lớn nhất thế giới Yamato – niềm tự hào của Hải quân Đế quốc Nhật Bản chìm xuống đáy đại dương kéo theo 2.498 thủy thủ (trong tổng số 2.700 người) gồm cả Phó Đô đốc Seiichi Ito và thuyền trưởng Kosaku Aruga.

 Ngày nay, người dân Nhật Bản chỉ có thể biết đến thiết giáp hạm lớp Yamato qua bức ảnh, tranh vẽ và mô hình.

Ngày nay, người dân Nhật Bản chỉ có thể biết đến thiết giáp hạm lớp Yamato qua bức ảnh, tranh vẽ và mô hình.

 Trong ảnh là mô hình cỡ lớn đặt tại bảo tàng Yamato, Nhật Bản.

Trong ảnh là mô hình cỡ lớn đặt tại bảo tàng Yamato, Nhật Bản.

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/yamato-tau-chien-lon-nhat-lich-su-quan-doi-nhat-ban-252954.html