Yên Khánh: Phòng chống dịch hại cuối vụ cho lúa mùa

Vụ mùa 2019, huyện Yên Khánh gieo cấy 7.767,8 ha lúa, trong đó có 95% diện tích cấy giống lúa chất lượng cao, lúa thuần và lúa đặc sản. Đến ngày 17/9 đã có 7.634 ha lúa trỗ bông, số còn lại đang trong giai đoạn ôm đòng. Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra đồng ruộng và dự tính, dự báo cho thấy một số đối tượng gây hại vẫn đang phát sinh, phát triển và có khả năng ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lúa mùa.

Nông dân xã Khánh Nhạc (Yên Khánh) nhổ bỏ lúa cỏ. Ảnh: Nguyễn Lựu

Theo TrạmTrồng trọt và BVTV huyện Yên Khánh: Sâu non, sâu cuốn lá nhỏ lứa 7 nở rộ từngày 6/9 gây hại chủ yếu trên trà lúa mùa trung và mùa muộn ở giai đoạn lúa làmđòng và trỗ bông với mật độ trung bình 20 con/m2, nơi cao từ 30-50 con/m2; quymô mức độ hại tương đương với vụ mùa trước.

Sâu non, sâu đục thân lúa 2 chấmlứa 7 sẽ nở rộ từ ngày 27/9 và gây hại cục bộ trên các trà lúa mùa muộn trỗ saungày 25/9. Chuột là đối tượng gây hại thường xuyên, liên tục ở địa phương, nhấtlà các vùng ven làng, ven thổ, ven đê, gần gò đồi; trên các trà lúa mùa trungvà mùa muộn; tỷ lệ hại từ 7-10%; cá biệt có nơi tới gần 50%.

Do ảnh hưởng củacác đợt mưa giông trong thời gian qua nên bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn cũngphát sinh, phát triển mạnh và gây hại cục bộ trên các trà lúa diện tốt, bónthừa đạm, bón muộn đạm, bón phân không cân đối với các giống dễ nhiễm bệnh nhưLT2, Bắc thơm số 7, Thiên ưu 8; quy mô mức độ bệnh tương đương vụ trước với tỷlệ bệnh khoảng 20-30%.

Bệnh khô vằn tiếp tục gây hại nặng trên những trà lúa,giống lúa cấy dày, bón thừa đạm, bón phân không cân đối, ruộng thiếu nước vơítỷ lệ trung bình 3,5%, nơi cao từ 10-20%. Ngoài ra, với Yên Khánh còn chú ý đếnhiện tượng lúa cỏ đã xuất hiện trong mấy vụ gần đây và vụ này vẫn tiếp diễn quymô mức độ cao hơn vụ trước với tỷ lệ từ 5-10%, cá biệt có nơi tới 30%.

Ông HoàngAnh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Nhạc cho biết: Vụ mùa 2019, Khánh Nhạcgieo cấy được 601,2 ha lúa, chủ yếu là giống lúa chất lượng cao, gần 100% diệntích được thực hiện bằng biện pháp gieo sạ.

Qua công tác kiểm tra, giám sátđồng ruộng và thông báo của cơ quan chuyên môn, xã đã tích cực đôn đốc các HTX,hộ nông dân tích cực thăm đồng, nắm chắc tình hình đồng ruộng; tiến hành phunthuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ kết hợp với trừ sâu đục thân ở nơi có mật độ sâu noncao hoặc đến ngưỡng và chỉ phun khi có sự chỉ đạo của huyện và khuyến cáo củacơ quan chuyên môn nhằm sử dụng thuốc có hiệu quả và hạn chế sử dụng thuốcBVTV, tránh ô nhiễm môi trường.

Đối với đối tượng chuột hại, phát động nhà nhàtham gia phòng chống cho chính những khu ruộng của mình bằng các biện pháp thủcông, như: Đào bắt, hun khói, sử dụng cạm, bẫy; sử dụng bả thuốc sinh học antoàn với môi trường và vật nuôi. Riêng đối với lúa cỏ, Khánh Nhạc là một trongnhững địa phương xuất hiện nhiều mà nguyên nhân có thể do hậu máy gặt đập liênhợp để lại; toàn xã có 25 ha nhiễm lúa cỏ.

Địa phương đã khuyến cáo nhân dântích cực kiểm tra đồng ruộng, nhổ bỏ kịp thời loại lúa này ở những ruộng có tỷlệ thấp, nơi có tỷ lệ cao thì hủy bỏ sớm toàn bộ diện tích, cắt bán cho các cơsở chăn nuôi và đã cắt bỏ 3 ha. Dự kiến trung tuần tháng 10 sẽ là thời gian thuhoạch rộ lúa mùa với năng suất dự kiến đạt 60 tạ/ha.

Trao đôỉvới chúng tôi về công tác phòng trừ dịch hại cho lúa mùa, ông Đinh Văn Vọng,Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Huyện đã có công văn về việc tập trung phòngtrừ sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân lúa 2 chấm, chuột và các đối tượng dịch hạikhác cho lúa mùa.

Theo đó, các xã, thị trấn, HTX nông nghiệp tập trung chỉ đạo,khuyến cáo và đôn đốc các tổ thủy lợi điều tiết nước hợp lý, tạo điều kiện cholúa sinh trưởng và phát triển thuận lợi, nhất là thời điểm lúa đang trong giaiđoạn làm đòng và trỗ bông.

Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phân rõ các trà lúa,theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết khí hậu và dịch hại trên đồng ruộng,có biện pháp phòng, chống kịp thời, hiệu quả đối với từng đối tượng gây hại.

Đối với sâu cuốn lá nhỏ lứa 7, chỉ phun thuốc trừ khi tới ngưỡng; các ruộng lúacó mật độ sâu cao hơn 200 con/m2 phun trừ 2 lần, cách nhau từ 4-5 ngày.

Đối vơídiện tích lúa trỗ sau ngày 20/9, phun trừ sâu đục thân 2 chấm ở những ruộng cómật độ ổ trứng từ 0,3 ổ/m2 trở lên và phun trừ ngay khi sâu non đang ở tuổi 1bằng các loại thuốc đặc hiệu, theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; ruộng cómật độ ổ trứng từ 1ổ/m2 trở lên thực hiện phun kép cách nhau từ 5-7 ngày; đặcbiệt chú ý đến những giống lúa đặc sản (nếp, tám, dự).

Huyện cũng khuyến cáo vayều cầu nhân dân không phun trừ sâu bệnh ở những diện tích lúa đã trỗ trướcngày 15/9 nhằm tránh lãng phí và bảo vệ môi trường. Riêng với đối tượng chuộthại cần xác định phải thực hiện phòng chống thường xuyên, liên tục và đồng loạtbằng các biện pháp thủ công và sinh học.

Đến thơìđiểm này, các địa phương của huyện Yên Khánh đã thực hiện nghiêm túc công vănvà yêu cầu của huyện. Qua khảo sát bước đầu cho thấy đây là vụ sản xuất có chiphí thấp và khả năng cho năng suất và sản lượng cao.

Đinh Chúc

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/yen-khanh-phong-chong-dich-hai-cuoi-vu-cho-lua-mua-2019092409498172p2c21.htm