Yên Mỹ: Tự hào tiếp nối mạch nguồn cách mạng
Làng Côi Trì, nay là xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô, nơi đã sinh ra người chiến sỹ ưu tú Tạ Uyên - Bí thư Chi bộ Côi Trì (một trong 2 chi bộ đầu tiên của tỉnh Ninh Bình), sau này ông là Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra từ ngày 23/11/1940 đến ngày 31/12/1940, nhiều đồng bào, đồng chí đã hy sinh anh dũng, trong đó có sự hy sinh của người chiến sỹ cộng sản kiên trung - Tạ Uyên. Tự hào với truyền thống quê hương, các thế hệ cán bộ, đảng viên, người dân nơi đây đã và đang tiếp nối mạch nguồn cách mạng, đưa Yên Mỹ ngày càng giàu mạnh.
Con cháu trong dòng họ và thế hệ trẻ xã Yên Mỹ (Yên Mô) bên những kỷ vật lưu niệm về đồng chí Tạ Uyên. Ảnh: Trường Giang
Tự hào tiếp nối truyền thống
Một ngày đầu xuânCanh Tý 2020, chúng tôi được cùng với đoàn đại biểu huyện Yên Mô dự lễ dânghương tưởng niệm đồng chí Tạ Uyên tại khu nhà tưởng niệm của đồng chí ở làngCôi Trì, xã Yên Mỹ. Trong khói hương trầm lan tỏa, ông Tạ Văn Khê là cháu 4 đơìcủa cụ Tạ Uyên cũng là một trong những thành viên Ban Quản lý di tích nhà tưởngniệm cố Bí thư xứ ủy Nam Kỳ xúc động nói: Tôi được các cụ kể lại rằng, đồng chíTạ Uyên thuở nhỏ đã là người sáng dạ. Sinh ra trong cảnh đất nước bị thực dânPháp áp bức, bóc lột, đời sống nhân dân cơ cực, lầm than, với lòng yêu nước,căm thù giặc sâu sắc, đồng chí Tạ Uyên đã sớm giác ngộ và tham gia hoạt độngcách mạng. Tháng 10/1927, Chi bộ Hội Việt Nam thanh niên cách mạng thôn CôiTrì ra đời, đồng chí Tạ Uyên được cử làm Bí thư. Đây là chi bộ thứ hai đượcthành lập ở tỉnh Ninh Bình, đưa phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân YênMô chuyển sang thời kỳ mới theo con đường cách mạng vô sản.
Với bầu nhiệthuyết sục sôi của tuổi trẻ, những hoạt động cách mạng của đồng chí Tạ Uyên ngaytừ những ngày đầu đã góp phần quan trọng khơi dậy lòng yêu nước và kêu gọi quầnchúng đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Sau này đồng chí được cử giữtrọng trách Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ.Đồng chí đã bị địch bắt và hy sinh vào ngày 10/12/1940, để lại sự tiếc thươngcho nhân dân và bạn bè, đồng chí. “Đồng chí Tạ Uyên không chỉ là niềm tự hàocủa riêng gia đình, dòng tộc, mà còn là niềm tự hào của huyện Yên Mô, tỉnh NinhBình- nơi đãsinh ra và nuôi dưỡng người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Tự hào về truyềnthống, nhiều năm qua, các con, cháu, chắt của cụ dù ở bất cứ nơi đâu, làm bấtcứ việc gì cũng luôn phát huy lòng tự tôn, tự hào về tổ tông, dòng họ, nêu caosức mạnh đoàn kết, cùng nhau phát triển, xây dựng dòng họ lớn mạnh, góp phầnvào công cuộc kiến thiết nước nhà”- ông Khê nhấn mạnh.
Để tưởng nhớ cônglao to lớn của đồng chí Tạ Uyên đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dântộc, tháng 1/2013 công trình Nhà tưởng niệm cố Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ được khánhthành ngay trên quê hương đồng chí. Công trình được xây dựng từ sự quan tâm hỗtrợ của Đảng bộ, nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy, UBND tỉnh NinhBình. Đây là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Kể từ đó đến nay, Nhà tưởng niệmcố Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ luôn được chăm sóc để mãi là nơi trao truyền ngọn lưảcách mạng qua các thế hệ.
Mãi xứng danh vùng quê cáchmạng
Về Yên Mỹ, điêùmọi người dễ nhận ra đó là nhiều tuyến đường gồ ghề năm xưa nay đã được đổ bêtông; những nếp nhà mái lá đơn sơ không còn, thay vào đó là những ngôi nhà máibằng, nhà cao tầng; hệ thống trường học, trạm y tế đã được xây dựng khangtrang... Người dân Yên Mỹ kiên cường trong các cuộc kháng chiến chống giặcngoại xâm, cần cù, sáng tạo trong công cuộc đổi mới. Bằng sự chung sức, đồnglòng của cả hệ thống chính trị cho đến mỗi người dân, Yên Mỹ đã và đang tạo ranhiều bước chuyển tích cực.
Đồng chí NguyễnNgọc Đồng, Bí thư Đảng ủy xã Yên Mỹ phấn khởi cho biết: Tiếp nối mạch nguồncách mạng, Đảng bộ xã Yên Mỹ hôm nay đã phát triển không ngừng, hiện Đảng bộ có20 chi bộ với trên 360 đảng viên. Trong nhiều năm qua, Đảng bộ xã đã phát huyvai trò là hạt nhân chính trị ở địa phương, lãnh đạo nhân dân hoàn thành thắnglợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, sau 9 năm triển khaithực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, được sự quan tâm của cấp trên,cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, Yên Mỹđã hoàn thành các chỉ tiêu và được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới vàocuối năm 2019, trước kế hoạch 1 năm. Điều đáng nói, trong xây dựng nông thônmới, Đảng bộ Yên Mỹ đã tập trung lãnh đạo, phát huy dân chủ, khơi dậy tinh thầntự chủ trong nhân dân. Với mục tiêu cụ thể, giải pháp phù hợp, linh hoạt cùngsự quan tâm đầu tư đúng mức cho văn hóa, giáo dục, Yên Mỹ đã và đang trở thànhđịa phương có tốc độ khá của huyện.
Bước chuyển mình tích cực trong phát triểnkinh tế ở Yên Mỹ phải kể đến sự chuyển dịch trong cơ cấu cây trồng, cơ câúngành nghề. Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp xã đã tập trung khai thác cóhiệu quả tài nguyên đất đai và sức lao động của con người. Đến năm 2018, diệntích lúa chất lượng cao và lúa nếp của xã đã chiếm 78%, tăng 38% so với năm2011; 100% diện tích được chủ động từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch và vậnchuyển. Toàn xã đã chuyển đổi được 15,22 ha trồng lúa kém hiệu quả sang cây ănquả, chuối tây Thái Lan kết hợp nuôi thủy sản diện tích mặt nước và chuyển đôỉtheo mô hình ao nổi để thâm canh thủy sản. Công tác y tế, giáo dục có nhiêùtiến bộ. Trường tiểu học mang tên người chiến sỹ cộng sản ưu tú Tạ Uyên đã đượccông nhận chuẩn Quốc gia vào năm 2001. Yên Mỹ cũng luôn là địa phương đứng đâùhuyện về chất lượng giáo dục mũi nhọn và chất lượng giáo dục toàn diện.
Diện mạo nôngthôn mới ngày một rõ hơn khi hệ thống cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư xâydựng. Các trường học, trạm y tế, tượng đài Tổ quốc ghi công, Nhà tưởng niệm cốBí thư Xứ ủy Nam Kỳ... được xây dựng khang trang, tạo thành “điểm nhấn” nói lênsự thay da đổi thịt của miền quê này. Đời sống nhân dân được cải thiện tăngcao. Năm 2019, giá trị bình quân trên 1 ha canh tác của xã đạt 106,4 triêụđồng; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 45 triệu đồng/năm (tăng 25 triêụđồng so với năm 2011). Tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 1,74%. Năm 2019, Đảng bộ xaYễn Mỹ được công nhận là đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ, xứng đáng với niềm tincủa nhân dân.
Minh Ngọc