Yêu cầu AI phục dựng chân dung Võ Tắc Thiên, Tần Thủy Hoàng và các kết 'ngã ngửa'
Mới đây, các chuyên gia Trung Quốc đã quyết định khôi phục diện mạo thực sự của hàng loạt hoàng đế, người nổi tiếng qua nhiều thời kỳ của đất nước này thông qua sử dụng AI nhận dạng khuôn mặt.
Là một trong những công nghệ cốt lõi của cuộc cách mạng 4.0, AI ngày nay đã dần đi vào đời sống không chỉ trong công nghệ mà con ứng dụng rộng rãi trong kinh tế, nhiếp ảnh và hội họa. Trong đó, khả năng phục dụng chân dung các nhân vật lịch sử hay những nhân vật chỉ có trong truyện đang nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Mới đây, các chuyên gia Trung Quốc đã quyết định khôi phục diện mạo thực sự của hàng loạt hoàng đế, người nổi tiếng qua nhiều thời kỳ của đất nước này thông qua sử dụng AI nhận dạng khuôn mặt. Và cuối cùng cho ra thành quả khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Võ Tắc Thiên
Theo tài liệu lịch sử, nữ Hoàng Đế đầu tiên trong lịch sử không phải là người có nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành. Quả thực, AI đã khôi phục hình ảnh một Võ Tắc Thiên có vẻ ngoài khá nam tính.
Tần Thủy Hoàng
Theo các nhà sử học, Tần Thủy Hoàng sinh ra ở đất Tần, là người Tây Bắc, mang dáng vẻ cao lớn, khôi ngô điển hình của người Hán ở vùng Tây Bắc. Bởi vậy, vị hoàng đế này ắt phải sở hữu tướng mạo anh tuấn, phi phàm.
Tuy nhiên, vì thông tin về ngoại hình của vị Hoàng đế này khá ít, AI đã dựa vào việc phân tích tính cách, hành động và họa ra một Tần Thủy Hoàng với ánh mắt thâm trầm, mũi cao và không hề phi phàm như mọi người vẫn tưởng tượng.
Lưu Bị
Lưu Bị được sách "Tam quốc chí" mô tả là người cao bảy thước rưỡi (quy đổi ra 1 mét 65) không có râu, vành tai rất lớn, mắt có thể nhìn thấy, hai tay rất dài tới đầu gối. Nhưng qua bức ảnh AI phục dựng, có thể thấy các nét trên khuôn mặt của Lưu Bị góc cạnh và tuấn tú hơn nhiều so với tranh gốc.
Khổng Tử
Trang Tử - triết gia lỗi lạc thời Chiến Quốc, đã mô tả Khổng Tử như sau: "Trên dài mà dưới ngắn, lưng gù tai vểnh sau". "Sử ký - Khổng Tử thế gia" có chép: "Sinh ra đầu đã vu đỉnh". "Vu đỉnh" ở đây được hiểu là đầu Khổng Tử bị lõm ở giữa và nhô cao ở xung quanh.
Tuân Tử có ghi chép: "Gương mặt Trọng Ni, nhìn như mộng khi". "Mộng khi" là những bức tượng thời xưa dùng để tránh quỷ, trừ tà, có bộ mặt vuông, tóc tai bù xù, vô cùng gớm ghiếc. Qua mô tả có thể thấy, Khổng Tử có diện mạo không hề tuấn tú.
Tuy nhiên, dưới mô tả của AI, dung mạo của Khổng Tử tao nhã và đẹp hơn nhiều so với sử sách ghi lại.
Trương Phi
Vẻ ngoài của Trương Phi được sử sách mô tả rất dữ tợn, luộm thuộm. Sau khi AI khôi phục, quả gương mặt của Trương Phi thực sự có thể khiến người khác hoảng sợ trong lần đầu gặp gỡ.
Gia Cát Lượng
Sử cũ miêu tả: Gia Cát Lượng thân cao 8 thước, mặt đẹp như ngọc, đầu chít khăn, tay cầm quạt lâu, phong lưu phóng khoáng như một vị thần.
Nhưng Gia Cát Lượng "AI" lại khiến nhiều người phì cười với khuôn mặt buồn man mác, có thêm chiếc khăn bông quấn đầu như chuẩn bị đi tắm hơi.
Điêu Thuyền
Với sắc đẹp được ví như bế nguyệt (khiến trăng phải thẹn mà nấp sau mây), Điêu Thuyền được xem là một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa. Trí tuệ nhân tạo AI cũng đã phục chế khuôn mặt Điêu Thuyền vô cùng kiều diễm, xinh đẹp.