COP 26: Doanh nghiệp và trách nhiệm tái chế

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (hay còn gọi là EPR) đã và đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới nhằm kiểm soát chất thải thải ra môi trường. Từ ngày 1/1/2024, Việt Nam cũng bắt đầu áp dụng công cụ EPR như một quy định bắt buộc của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Đây được xem là một bước tiến dài và một nỗ lực đáng kể của quốc gia trong việc giữ gìn nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau. Vậy hiện các doanh nghiệp của Việt Nam đang thực hiện quy định mới này như thế nào? Họ có gặp phải khó khăn và vướng mắc gì trong quá trình thực thi hay không?

Để thực trách nhiệm tái chế, ngay từ đầu năm doanh nghiệp này đã đưa ra chương trình thu gom can nhựa sản phẩm do họ sản xuất. Nhận thấy ý nghĩa của chương trình, nhiều khách hàng đã tích cực ủng hộ.

Theo lộ trình, từ ngày 1/1/2024, các nhà sản xuất, nhập khẩu pin, ắc quy, dầu nhớt, săm lốp và bao bì phải thực hiện tái chế đối với sản phẩm của mình sau khi người tiêu dùng thải bỏ. Theo đó, tỷ lệ tái ngành săm lốp là 5%, pin sạc 8%, ắc quy 8-12% tùy loại và bao bì 10-22%. Nếu không tự tổ chức tái chế, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức đóng góp tài chính vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam. Mặc dù đây là lần đầu Việt Nam thực hiện chính sách này, tuy nhiên với một số doanh nghiệp không phải là thách thức quá lớn vì họ đã có sự chuẩn bị từ sớm từ xa.

Như vậy có thể thấy một số doanh nghiệp đã sẵn sàng thực hiện EPR, thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Hoạt động này không chỉ thực hiện trách nhiệm bắt buộc của DN với môi trường mà còn đem lại lợi ích một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc thúc đẩy hoạt động tái chế chất thải, tạo ra lợi nhuận, nguồn vật liệu ổn định phục vụ cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.

DOANH NGHIỆP VẪN BĂN KHOĂN VỀ ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

Mặc dù đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 nhưng cơ chế chính sách về tái chế vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Nhất là đối với định mức chi phí tái chế, đến nay vẫn chưa có sự đồng thuận giữa cơ quan hoạch định chính sách với các doanh nghiệp thực thi.

Luật quy định đến ba phương án thể hiện trách nhiệm nhà sản xuất, song phần lớn các doanh nghiệp vẫn nghiêng về phương án đơn giản nhất là đóng tiền quỹ như một loại thuế. Theo luật, số tiền doanh nghiệp phải đóng vào quỹ tái chế được áp dụng theo công thức F = R x V x Fs. Trong đó, Fs là định mức chi phí tái chế đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì. Tuy nhiên, định mức tái chế Fs đến nay vẫn chưa được ban hành. Còn mức tái chế đang được dự thảo, theo các chuyên gia và doanh nghiệp, về cơ bản vẫn là mức phí cao và nặng gánh đối với họ.

100 tỷ mỗi năm, là con số ước tính phải nộp của doanh nghiệp này nếu tính chi phí Fs như dự thảo. Điều này gây khó khăn cho sản xuất - kinh doanh và ảnh hưởng đến tiêu dùng của người dân.

DOANH NGHIỆP CẦN LÀM GÌ ĐỂ THÍCH ỨNG VỚI EPR?

Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á đầu tiên áp dụng công cụ EPR. Do đó, đây là một thách thức bởi các quy định, quy trình mới luôn cần thời gian để triển khai và thực thi một cách thông suốt và hiệu quả. Vậy các doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để thực thi chính sách này hiệu quả?

Thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đồng nghĩa doanh nghiệp sẽ bước vào con đường phát triển bền vững và căn bản hơn. Tuy nhiên để triển khai EPR đạt hiệu quả, đúng mục đích, không gây tác động mạnh đến doanh nghiệp và người tiêu dùng, thì cần nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp thu ý kiến của nhiều đối tượng liên quan, cũng như cần có một lộ trình thực hiện phù hợp . Năm 2024 là năm đầu tiên thực hiện EPR tại Việt Nam, hi vọng EPR sẽ cho chúng ta thấy sự khởi đầu tích cực, chuyển mình mạnh mẽ trong tiến trình thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/cop-26-doanh-nghiep-va-trach-nhiem-tai-che-220066.htm