Công trình 'Bảo tàng đạo Mẫu' gây ấn tượng với quốc tế

Lần đầu tiên một công trình kiến trúc Việt Nam được ghi nhận tại Hội nghị kiến trúc quốc tế 'The World Around 2024', đó là công trình 'Bảo tàng đạo Mẫu' (xã Hiền Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) do kiến trúc sư Nguyễn Hà thiết kế.

Công trình 'Bảo tàng đạo Mẫu' của kiến trúc sư Nguyễn Hà gây ấn tượng với giới kiến trúc quốc tế

Tại hội nghị của giới kiến trúc quốc tế 'The World Around 2024', kiến trúc sư Nguyễn Hà vừa có màn giới thiệu ấn tượng về công trình kiến trúc văn hóa đặc biệt 'Bảo tàng đạo Mẫu' của nghệ sĩ Xuân Hinh.

Đồng thầy Ngô Quang Đạo: Đạo Mẫu luôn hướng đến bách gia trăm họ

Đạo Mẫu luôn hướng đến bách gia trăm họ, hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Các thánh là người cận kề sát vai với nhân dân, từ miếng ăn giấc ngủ, manh áo.

Kiến trúc sư Nguyễn Hà giới thiệu văn hóa Đạo Mẫu tại Hội nghị 'The World Around 2024'

Công trình kiến trúc văn hóa đặc biệt Bảo tàng Đạo Mẫu của nghệ sĩ Xuân Hinh vừa được nữ kiến trúc sư Nguyễn Hà giới thiệu tới Hội nghị danh giá của giới kiến trúc quốc tế 'The World Around 2024'.

Đồng thầy Phạm Ngọc Anh: Hành trình và tầm quan trọng của tín ngưỡng thờ Mẫu trong xã hội hiện đại

Phạm Ngọc Anh bắt đầu hành trình của mình từ rất sớm, nhờ vào nền tảng gia đình có truyền thống theo đạo Mẫu. Năm 2002, Anh chính thức trở thành thanh đồng sau khi được thánh cho 'ăn lộc' và 'xuất phủ' tại đền Mỏ Hạt Linh Từ - đền Ông Hoàng Mười. Kể từ đó, Anh đã tham gia vào nhiều nghi lễ quan trọng và trở thành một phần không thể thiếu trong cộng đồng tâm linh địa phương.

Đến với tín ngưỡng thờ Mẫu: Một hành trình gian khổ

Những năm gần đây, các cơ quan đoàn thể có tổ chức ngày hầu xướng ở các đền, phủ bằng hình thức tập hợp các thanh đồng đạo quan về để hành lễ, nhằm ôn lại lịch sử văn hóa của dân tộc, của các bậc tiền bối cha ông ngày xưa. Theo đó, các nghệ nhân sẽ diễn xuất lại công trạng của các ngài để in sâu, thấm nhuần vào tư tưởng của người dân. Từ đó giúp mọi người hiểu rằng trong lịch sử đã có những vị thần như vậy, để mọi người tin tưởng, đi theo con đường đúng đắn của đạo Mẫu. Bên cạnh đó, việc làm này cũng là dịp để phân tích xem các thanh đồng hầu xướng đã thực đúng việc nhà người, đã phải phép việc thánh hay chưa, có biểu hiện hầu nhố nhăng hay không.

Thanh đồng Đoàn Văn Bắc: Chỉ nên thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở đền, điện trang nghiêm

Tín ngưỡng thờ Mẫu vô cùng thiêng liêng, đại diện cho nền văn hóa của một dân tộc, vì vậy chỉ nên thực hành ở đền, điện trang nghiêm, thanh tịnh. Không nên đưa lên biểu diễn trên sân khấu giống như một tiết mục văn nghệ, bởi làm vậy thì tín ngưỡng sẽ không còn được tôn trọng, cung kính.

Hiểu đúng về hầu đồng cùng ý nghĩa văn hóa tốt đẹp

Không ít người hiểu chưa đúng về nét đẹp văn hóa và ý nghĩa của thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ phủ của Người Việt, trong đó có cả những người đang phụng hành. Thật khó để tín ngưỡng này có thể trường tồn, nếu hiểu sai và thực hành sai.

Hành trình đến với tín ngưỡng thờ Mẫu

Tôi là Doãn Huy Long, một thanh đồng trẻ và cũng là Bí thư Đoàn Thanh niên thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa. Tôi muốn chia sẻ với các bạn về hành trình của mình trong việc trở thành một nghệ nhân tâm linh và tầm quan trọng của việc thực hành tín ngưỡng Mẫu trong xã hội Việt Nam hiện đại.

Cuốn sách tìm về hát văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Cuốn sách 'Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc - văn' của tác giả Lê Y Linh đưa độc giả lần ngược thời gian tìm về hát văn và thực hành hầu bóng trước năm 1990.

Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Định: Không thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trên sân khấu

Về việc đưa thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu lên sân khấu, tôi không đồng tình vì nó có thể làm mất đi tính trang nghiêm của đạo mẫu. 'Sân khấu' thực sự của đạo mẫu nằm ở sạp công đồng và các đền thờ, nơi có sự uy nghi và trang trọng. Để giữ gìn tính thiêng liêng, tôi cho rằng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần can thiệp và xây dựng bộ quy tắc chuẩn cho việc thực hành, từ địa điểm tổ chức đến hình thức và cách thức, tránh sự lệch lạc và biến tấu hiện đại.

Hầu đồng - nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người Việt

Hầu đồng, hay còn gọi là hầu bóng, đồng bóng, là một nghi lễ trong hoạt động tín ngưỡng dân gian và tôn giáo thờ nữ thần mẹ Đạo Mẫu dòng Shaman giáo của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thái Bình: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tại lễ hội đền Mẫu năm 2024

Lễ hội đền Mẫu năm 2024 được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 27-29/4 (tức ngày 19-21/3 âm lịch) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như dâng hương, tế lễ, rước kiệu truyền thống và một số trò chơi dân gian.

Bảo tàng Đạo Mẫu: Đương đại từ truyền thống

Công trình thiết kế Bảo tàng và Đền thờ Đạo Mẫu của kiến trúc sư Nguyễn Hà, Văn phòng kiến trúc ARB Hà Nội, vừa giành giải thưởng kiến trúc quốc tế Moira Gemmill 2024 đã một lần nữa minh chứng cho một thực tế: truyền thống, từ những biểu hiện cụ thể của vật chất cho tới tinh thần, triết lý hoàn toàn có thể là chất liệu cho mọi lĩnh vực sáng tạo hôm nay.

Nét đẹp nhân sinh trong tín ngưỡng hầu đồng

Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, còn nhiều người hiểu biết chưa đầy đủ nét đẹp văn hóa thực hành tín ngưỡng này. Xin mời đến đình đền Hào Nam (Hà Nội) trong tiết tháng 3 – tiệc Mẫu để hiểu thêm ý nghĩa nhân văn của tín ngưỡng thờ Mẫu.

Lễ hội phủ Quảng Cung và điển tích nơi Thánh mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần đầu tiên

Thánh mẫu Liễu Hạnh là vị thánh mẫu đứng đầu hệ thống tam phủ, tứ phủ thờ đạo Mẫu ở Việt Nam và là một trong ba vị trong tam tòa thánh mẫu. Nơi bà giáng sinh đầu tiên tại Phủ Quảng Cung, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

Bảo tàng Đạo Mẫu từ 5 triệu viên ngói cổ của nghệ sĩ Xuân Hinh

Được ghi danh là công trình công trình đầu tiên và duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách 14 công trình kiến trúc tốt nhất thế giới, Bảo tàng đạo mẫu của NS Xuân Hinh mang vẻ đẹp kì bí khi dung hòa vẻ đẹp của thiên nhiên, văn hóa và nghệ thuật.