Cần kế hoạch nhanh, cụ thể để giải bài toán đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn

Đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu đào tạo được 50.000 kỹ sư bán dẫn, trong đó có 15.000 kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn, với mức đầu tư khoảng 26.000 tỉ đồng, tương đương 1 tỉ USD. Tuy nhiên, Việt Nam không có nhiều thời gian.

Việt Nam có khả năng hiện thực hóa cơ hội bán dẫn trong vòng 2 năm

Cuộc đua chip toàn cầu đang nóng lên và Việt Nam có cơ hội đặc biệt để khẳng định mình là một trong những nước tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn. Đây là cơ hội mang tới tiềm năng tăng trưởng kinh tế và xã hội chưa từng có, nhưng thời gian là vấn đề cốt yếu.

Mục tiêu 50.000 kỹ sư bán dẫn hoàn toàn khả thi

Căn cứ kết quả khảo sát những trường đại học lớn tham gia đào tạo các ngành gần, ngành phù hợp, ngành đúng để chuyển đổi sang ngành công nghiệp bán dẫn, mục tiêu đến năm 2030 đào tạo được 50.000 kỹ sư phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn 'hoàn toàn khả thi, thậm chí còn có thể đào tạo được nhiều hơn', Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn. Hội nghị do Văn phòng Chính phủ phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Nhân lực là 'lõi' để xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam

Nhấn mạnh nhân lực là lõi để xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, phải có thỏa thuận quốc gia cung cấp nguồn nhân lực, mới bảo đảm sự thành công đề án nhân lực.