1.000 con cò nhạn kéo nhau về Tây Ninh: Loài cực nguy cấp!

Hơn 1.000 con cò nhạn đang di cư dừng chân và kiếm ăn tại khu vực trảng Tà Nốt, thuộc Vườn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát, Tây Ninh. Đây là loài có nguy cơ tuyệt chủng rất cao.

Đàn cò nhạn gồm hơn 1.000 cá thể được phát hiện tại khu vực trảng Tà Nốt, thuộc Vườn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Những con cò nhạn này đang di cư và dừng chân tại khu vực này để kiếm thức ăn.

Đàn cò nhạn gồm hơn 1.000 cá thể được phát hiện tại khu vực trảng Tà Nốt, thuộc Vườn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Những con cò nhạn này đang di cư và dừng chân tại khu vực này để kiếm thức ăn.

Ông Châu Văn Văn, Giám đốc Vườn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát (huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh), cho biết đã chỉ đạo Đội bảo vệ rừng tăng cường công tác bảo vệ, tạo điều kiện tốt nhất cho đàn cò nhạn trong quá trình di cư.

Ông Châu Văn Văn, Giám đốc Vườn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát (huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh), cho biết đã chỉ đạo Đội bảo vệ rừng tăng cường công tác bảo vệ, tạo điều kiện tốt nhất cho đàn cò nhạn trong quá trình di cư.

Đối với người dân và du khách muốn quan sát đàn cò nhạn, ông Châu Văn Văn cho hay đội bảo vệ rừng sẽ hướng dẫn để mọi người đỗ xe từ xa. Sau đó, từng nhóm nhỏ di chuyển, tránh gây tiếng động lớn cũng như không tiếp cận quá gần làm ảnh hưởng đến đàn cò nhạn.

Đối với người dân và du khách muốn quan sát đàn cò nhạn, ông Châu Văn Văn cho hay đội bảo vệ rừng sẽ hướng dẫn để mọi người đỗ xe từ xa. Sau đó, từng nhóm nhỏ di chuyển, tránh gây tiếng động lớn cũng như không tiếp cận quá gần làm ảnh hưởng đến đàn cò nhạn.

Cò nhạn (hay còn gọi Cò ốc) có tên khoa học là Anastomus Oscitans. Chúng là loài chim thuộc họ Hạc, có tên trong Sách đỏ Việt Nam, ở mức nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng rất cao.

Cò nhạn (hay còn gọi Cò ốc) có tên khoa học là Anastomus Oscitans. Chúng là loài chim thuộc họ Hạc, có tên trong Sách đỏ Việt Nam, ở mức nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng rất cao.

Theo các chuyên gia, cò nhạn thường sinh sống ở những vùng rừng ngập mặn. Loài này phân bố ở các nước trên khu vực Nam Á và Đông Nam Á như: Việt Nam, Ấn Độ, Sri Lanka, Burma và Thái Lan.

Theo các chuyên gia, cò nhạn thường sinh sống ở những vùng rừng ngập mặn. Loài này phân bố ở các nước trên khu vực Nam Á và Đông Nam Á như: Việt Nam, Ấn Độ, Sri Lanka, Burma và Thái Lan.

Cò nhạn chủ yếu có màu trắng, đôi cánh màu đen bóng, đuôi có ánh lục hay tía, mỏ xám sừng hơi lục. Chân có màu hồng, vàng nhạt hay nâu nhạt.

Cò nhạn chủ yếu có màu trắng, đôi cánh màu đen bóng, đuôi có ánh lục hay tía, mỏ xám sừng hơi lục. Chân có màu hồng, vàng nhạt hay nâu nhạt.

Môi trường sinh sống chủ yếu của cò nhạn là ở các vùng đất ngập nước ngọt như: ao, hồ, kênh, mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa...

Môi trường sinh sống chủ yếu của cò nhạn là ở các vùng đất ngập nước ngọt như: ao, hồ, kênh, mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa...

Thức ăn của cò nhạn bao gồm: các loại ốc, động vật thủy sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Mỗi cá thể cò nhạn trưởng thành có sải cánh dài từ 0,6 - 1m và trọng lượng trung bình từ 1 - 1,5 kg.

Thức ăn của cò nhạn bao gồm: các loại ốc, động vật thủy sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Mỗi cá thể cò nhạn trưởng thành có sải cánh dài từ 0,6 - 1m và trọng lượng trung bình từ 1 - 1,5 kg.

Cò nhạn có đặc điểm sống định cư. Thế nhưng, khi vùng sinh sống và nơi kiếm ăn bị thu hẹp, chúng sẽ di cư tới vùng đất khác để tìm kiếm thức ăn.

Cò nhạn có đặc điểm sống định cư. Thế nhưng, khi vùng sinh sống và nơi kiếm ăn bị thu hẹp, chúng sẽ di cư tới vùng đất khác để tìm kiếm thức ăn.

Loài cò nhạn thường di chuyển thành từng đàn với số lượng từ vài trăm đến hàng ngàn con. Chúng có thể bỏ qua việc sinh sản trong những năm hạn hán.

Loài cò nhạn thường di chuyển thành từng đàn với số lượng từ vài trăm đến hàng ngàn con. Chúng có thể bỏ qua việc sinh sản trong những năm hạn hán.

Mời độc giả xem video: Tạm giữ đối tượng tàng trữ động vật hoang dã quý hiếm. Nguồn: THDT.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/1000-con-co-nhan-keo-nhau-ve-tay-ninh-loai-cuc-nguy-cap-1710909.html