Các hành tinh đầy bụi có thể tồn tại sự sống, nhưng việc tìm kiếm chứng cứ về sự sống trên chúng trở nên khó khăn hơn do lượng bụi lớn trong khí quyển.
Các nhà nghiên cứu đã mô phỏng 3 loại hành tinh ngoại lai với lượng bụi khác nhau trong khí quyển.
Họ phát hiện ra rằng khí quyển bụi bặm có thể “bao bọc” một hành tinh, làm tăng phạm vi khoảng cách mà sự sống có thể hình thành.
Các hành tinh xoay quanh các ngôi sao đỏ nguội thường bị “khóa cứng”, tức là một mặt của chúng luôn hướng về ngôi sao, giống như mặt trăng luôn hướng về Trái đất.
Các hành tinh trong vùng Goldilocks (nơi nhiệt độ không quá nóng cũng không quá lạnh) và đủ lớn để duy trì một bầu khí quyển có thể trở thành các thế giới nước.
Bụi trong khí quyển có thể làm mát mặt nóng của hành tinh và làm ấm mặt lạnh, điều chỉnh những điểm khắc nghiệt của nhiệt độ và làm cho hành tinh trở nên thích hợp với sự sống hơn.
Tuy nhiên, mật độ bụi cao trong khí quyển cũng khiến việc phát hiện các dấu hiệu sinh học trở nên khó khăn hơn.
Các nhà nghiên cứu cho biết mật độ bụi trong khí quyển của các thế giới xa xôi cũng nên được cân nhắc khi xem xét khả năng tiềm tàng của sự sống trên những hành tinh xung quanh các ngôi sao khác.
Mời quý độc giả xem thêm video: Hé lộ mẫu vật tiểu hành tinh 4,5 tỷ năm tuổi NASA vừa công bố.
Thiên Trang (TH)