1,3 triệu người dân được bảo vệ khỏi lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng

Về an toàn thông tin, Bộ đã xử lý 8.558 website lừa đảo, vi phạm pháp luật. 1,3 triệu người dân được bảo vệ, không truy cập vào các website lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

Thực hiện chủ đề của năm 2024 là "Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và tăng năng suất lao động”, toàn ngành Thông tin và Truyền thông với những hành động cụ thể, cách làm mới, mang lại những giá trị thực chất, hiệu quả và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của đất nước.
Nhiều kết quả nổi bật

Kế thừa quá khứ, mở ra tương lai

2025 là năm quan trọng để ngành Thông tin và Truyền thông tiếp tục khẳng định vị thế, đẩy mạnh các chiến lược phát triển trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Đáp ứng từng giai đoạn phát triển của đất nước, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trải qua nhiều lần tách - nhập bộ máy, thay đổi tên gọi. Nhưng dù ở bất cứ giai đoạn nào, với tên gọi nào, các thế hệ ngành Thông tin và Truyền thông luôn kế thừa quá khứ, mở ra tương lai để trở thành một dòng chảy liên tục.

Một số nhiệm vụ trọng tâm 2025 được ngành đề ra là: Mở rộng vùng phủ sóng 5G hướng tới số trạm 5G đạt 50% số trạm 4G; phát triển hệ thống Internet Việt Nam, hệ thống DNS quốc gia, trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX an toàn, bền vững; hiện đại hóa, nâng cao năng lực, an toàn thông tin các mạng, hệ thống thông tin phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước; hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; thúc đẩy việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) với tốc độ tăng trưởng giao dịch thực hiện qua NDXP trung bình 20%/năm.

Cùng đó, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của cả nước năm 2025 ước đạt 80%, trong đó khối bộ đạt tỷ lệ 85%, khối địa phương đạt tỷ lệ 70%. Duy trì thứ hạng của Việt Nam trên thế giới về Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu (GCI) của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đạt top 30. Tỷ trọng kinh tế số trong GDP năm 2025 đạt 20,5%. Tổng doanh thu lĩnh vực kinh tế số nền tảng đạt 52 tỷ USD, tăng 30% so với ước thực hiện năm 2024 (40 tỷ USD). Tỷ lệ người dân ở độ tuổi trưởng thành có chữ ký số đạt 50%. Doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT ước 169,3 tỷ USD, ước tăng 11,4% so với năm 2024. Kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử ước đạt 148,5 tỷ USD, ước tăng 12,3% so với năm 2024.

Chuyển đổi số báo chí ở mức yếu, trung bình giảm còn 40%; mức khá, tốt lên thành 50%; mức xuất sắc tăng lên thành 10%. Tỷ lệ tin xấu, độc, sai sự thật được phát hiện và xác minh trên mạng xã hội được ngăn chặn, xử lý nghiêm, kịp thời trong năm ước đạt khoảng 92%. Doanh thu ngành game ước đạt khoảng 13.500 tỷ đồng. Doanh thu lĩnh vực xuất bản, in, phát hành ước đạt 104.250 tỷ đồng, tăng 5,13% so với cùng kỳ năm 2024. Số bản xuất bản phẩm in ước đạt 540 triệu bản, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2024. Số đầu xuất bản phẩm điện tử ước đạt 4.500 đầu, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Phúc Hằng/TTXVN

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/1-3-trieu-nguoi-dan-duoc-bao-ve-khoi-lua-dao-truc-tuyen-tren-khong-gian-mang/358375.html