10 lý do khiến chiến tranh Mỹ-Trung không thể tránh khỏi
Tình hình địa-chính trị phức tạp trên trường quốc tế ngày một đốt nóng cuộc đại đối đầu giữa phương Đông và phương Tây. Giáo sư Học viện Hải quân Mỹ (Naval War College) Michael Vlahos tin rằng: chiến tranh giữa Mỹ và nước Trung Quốc đang phát triển nhanh về kinh tế và chính trị gần như là tất yếu.
Trong bài phân tích đăng trên tạp chí The National Interest với tiêu đề “Điềm báo lịch sử: khả năng đáng sợ của cuộc chiến Mỹ-Trung”, ông Vlahos đưa ra sự so sánh chính trị-lịch sử cơ bản: theo ông, tình hình quan hệ Mỹ-Trung hiện tại tương tự tình hình năm 1861, khi từ một sự cố ngoại giao bắt giữ các đại sứ trên tàu Trent trong thời gian nội chiến ở Mỹ, nước Mỹ và Vương quốc Anh đã ở trên bờ vực một cuộc xung đột quân sự.
Ngày 8/11/1861, con tàu USS San Jacinto của quân liên bang miền Bắc nước Mỹ dưới quyền chỉ huy của thuyền trường Charles Wilkes đã chặn bắt tàu bưu chính RMS Trent của Anh. Hai nhà ngoại giao của Liên minh miền nam James Mason và John Slidell vốn được cử sang Anh (quốc gia hồi đó cung cấp vũ khí công nghệ cao cho quân đội miền nam nước Mỹ) và Pháp làm đại sứ để tìm cách yêu cầu châu Âu thừa nhận Liên bang miền Nam.
Trong khi cuộc khủng hoảng lan rộng, các nhà ngoại giao bị bắt đã bị giam như tù binh tại Fort Warren ở bến cảng Boston, còn chính phủ Anh thì yêu cầu Mỹ xin lỗi và thả các nhà ngoại giao bị bắt. Chính phủ Mỹ đã thực sự coi người Anh là một mối đe dọa quân sự. Hai nước đã chút xíu nữa là tuyên chiến với nhau.
10 lý do vì sao vào năm 1861, mặc dù các lực lượng ở hai bên bờ Đại Tây Dương đã sẵn sàng khai chiến mà cuối cùng nó đã không xảy ra, theo Giáo sư Vlahos, cộng hưởng một cách đáng ngạc nhiên với các yếu tố có thể là nguyên nhân để mở đầu một cuộc xung đột thật sự giữa Mỹ và Trung Quốc ngày nay.
1. Tuyên truyền chiến tranh trên báo chí. Tuyên truyền chiến tranh hiện nay không thể so sánh với tình hình truyền thông của thế kỷ XIX. Khác với sự thiếu vắng hoàn toàn những trông đợi chiến tranh tập thể ở Anh vào năm 1861, lập trường hiện nay của báo chí phương Tây không để lại cho xã hội một lựa chọn nào khác - chiến tranh đã được vẽ lên đủ sắc màu và một trong những biểu tượng chói sáng của nó hiển nhiên là quân giải phóng nhân dân Trung Quốc và hạm đội của nó.
2. Sự hạn chế về nguồn lực. Giống như nước Anh trong thế kỷ XIX bị suy yếu bởi cuộc chiến tranh Crimea và các cuộc nổi loạn ở các thuộc địa Ấn Độ, nước Mỹ, nền kinh tế và các nguồn lực quân sự của nước này ngày nay đúng là đang la hét “không bao giờ nữa!” sau các chiến dịch quân sự ở Afghanistan và Iraq. Và nếu như người Anh thời Victoria chỉ thỉnh thoảng mới đáp lại các mối đe dọa hải quân, ngày nay quy mô của một chiến dịch phòng ngự trù tính một kế hoạch làm ăn khổng lồ từ phía giới quân sự Mỹ.
3. Các lý do kinh tế, theo Giáo sư Vlahos, đã không cho phép nước Anh vào năm 1861 gây chiến (ý nói đến khả năng không thể xuất khẩu bông hồi đó vốn chiếm tỷ trọng rất lớn trong ngân sách nước Anh), ở góc độ sự thúc đẩy hiện nay cho nền kinh tế Mỹ và toàn cầu hóa phổ quát hiện rất kém và “không phải là phanh hãm” cho việc phát động một cuộc xung đột quân sự.
4. Hình ảnh kẻ thù chính. Người Anh trong thế kỷ XIX hoàn toàn không cần đến sức mạnh mà cần phải chống lại bằng mọi cách có thể - cả nước Nga, lẫn các bất đồng nội bộ của mình vốn giống hệt với những bất đồng vốn là nguyên nhân cho cuộc nội chiến ở Mỹ đều không phù hợp với vai trò của một kẻ thù chính. Nhưng người Mỹ hiện nay với sự sụp đổ của Liên Xô đã đánh mất ước mơ lớn của mình – vượt qua kẻ thù nguy hiểm nhất của quốc gia và thế giới, mà ở mức độ thành công khác nhau đã được đại diện bởi giới quân phiệt Nhật, phát xít Đức và cộng sản. Từ những năm 1950, cả người Nhật, lẫn các phần tử Hồi giáp cấp tiến, lẫn “những con gầy Nga” đều không đáp ứng những trông đợi của nước Mỹ vào một cuộc chiến tranh lớn thực sự quy mô. Trung Quốc hoàn toàn thích hợp về mọi tiêu chí của “một đại ác nhân”, còn những loạt phim Trung Quốc đẫm máu về sự tàn ác của lính Nhật phát trên truyền hình chỉ đốt nóng thêm ngọn lửa dưới học thuyết tuyên truyền chiến tranh nêu trên.
5. Vũ khí chủ yếu. Nếu như vào năm 1861, trong trang bị của Hải quân Mỹ đã có chiến hạm Monitor huyền thoại, thiết giáp hạm đầu tiên làm từ sắt và trang bị 2 khẩu pháo nòng trơn 11 inch Dahlgren, thì ngày nay, giới tướng lĩnh hải quân Mỹ đang băn khoăn lo nghĩ về tên lửa đường đạn tầm trung, 2 tầng, nhiên liệu rắn DF-21, hay Đông Phong-21 mà Trung Quốc chế tạo ra, thực sự có khả năng xé đôi các tàu Mỹ. Mối đe dọa vượt đại dương và rất nguy hiểm của tên lửa chính xác cao hiện thực đến mức để tránh khỏi nó, quân đội và tình báo Mỹ sẽ phải tiêu diệt toàn bộ bộ chỉ huy quân đội Trung Quốc, các cơ quan tình báo và truyền tin và thậm chí các máy tính Trung Quốc.
6. Nước Mỹ ngày nay cũng giống như nước Anh thời Victoria đang đầu tư những khoản tiền khổng lồ vào các tàu chiến lớn mà sự sơ hở của chúng đang tăng lên với sự phát triển của công nghệ. Trong trường hợp này, ông Vlahos bày tỏ sự nghi ngờ là trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Trung Quốc, Mỹ sẽ ở thế thắng. Vốn đang có ưu thế hải quân, Trung Quốc đang gia tăng đột biến và nhanh chóng sức mạnh quân sự, trong khi đó, khả năng của người Mỹ đối địch với họ giảm đi tương xứng. Ở đây cỗ máy truyền thống tuyên truyền đại được mở máy - một cảm giác rằng người Trung Quốc vượt trội nhiều lần nước Mỹ về tiềm lực hải quân đang được tạo ra trong công chúng, và dân chúng bắt đầu ủng hộ các hành động của chính quyền tăng cường các lực lượng quân sự của mình.
7. Bị suy yếu bởi nội chiến, nước Mỹ trong thế kỷ XIX đã có sự giải lao địa-chính trị khi thực sự ngừng cạnh tranh về kinh tế với nước Anh và tự biến thành một khu vực có lợi cho đủ loại đầu tư của nước Anh. Người Anh vẫn giữ được các lợi ích địa-chính trị của mình - họ vẫn giữ được Canada, Bermuda, sự toàn vẹn của Cuba và Mexico... Ngày nay thì Trung Quốc với những lợi ích duyên hải và chính sách quân sự hung hăng của mình và nước Mỹ vốn đang cáo buộc người Trung Quốc đánh cắp các bí mật quân sự và đang phát triển các công nghệ quân sự với tốc độ khó tin chỉ tự mình đang khuyến khích sự leo thang cuộc xung đột vũ trang có lợi cho tất cả.
8. Sau cuộc nội chiến ở Mỹ, nước Anh đã “quay” về hướng châu Âu, nơi đang hồi sinh cuộc xung đột Nga-Thổ, nổ ra chiến tranh Pháp-Phổ và phong trào giải phóng dân tộc, thống nhất nước Italia vào thế kỷ XIX Risorgimento. Ngày nay, nước Mỹ cũng đã “quay lưng” với nỗi ám ảnh Trung Đông dài 30 năm của mình để quay sang phía kẻ thủ “chủ yếu” mới.
9. Xứ Canada rộng lớn từng là cái neo giữ thể diện của đế quốc Anh cho đến tận Thế chiến II. Bảo vệ thành công các đường biên giới lỏng lẻo và thậm chí cả Quebec đã là hy vọng hão huyền đối với người Anh vào năm 1861 - bởi vậy, nhiệm vụ chính hồi đó là giảm nguy cơ đối với các tỉnh ở Canada. Trái lại, ngày nay, các nước châu Á là những con hổ điên thật sự, bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng cắn xé nhau, và nguy cơ thực sự đối với Mỹ hiện nay không phải là khả năng phải phòng vệ trước các nước đó mà là ở khả năng Mỹ bị lôi kéo vào các cuộc xung đột địa-chính trị của họ.
10. Cuộc xâm lược của nước Anh vào năm 1861 đã có thể cắt đứt của Tổng thống Lincoln mọi con đường dẫn đến thống nhất đất nước mà ông yêu thích. Ngoại trưởng Mỹ Seward đã cảnh báo rằng, cuộc can thiệp của Anh sẽ có thể dẫn đến chiến tranh thế giới “giữa các chi ở Mỹ và châu Âu của dân tộc Anh”. Sự đối kháng ngày nay giữa người Mỹ và người Trung Quốc còn quy mô và nguy hiểm hơn - trong bối cảnh cuộc chiến vĩnh cửu giữa Đông và Tây, sự sụp đổ hoàn toàn của toàn cầu hóa, chủ nghĩa nhân văn và trật tự thế giới.
Trong khi vào năm 1861, Anh và Mỹ đã nhanh chóng hiểu ra rằng, một cuộc chiến tranh giả định trong điều kiện một cuộc khủng hoảng về sự tồn tại sẽ nhanh chóng dẫn đến sự hủy diệt hoàn toàn lẫn nhau, các nhân vật chủ chốt hiện nay của Mỹ và Trung Quốc đang cần đến cuộc khủng hoảng này, mỗi bên đều có những lý do của mình. Bởi vậy, chiến tranh mà theo kết luận tàn nhẫn của Giáo sư Vlahos chỉ là vấn đề thời gian, bởi lẽ, “ngày nay có một số lượng người rất đông đảo cả ở Mỹ và Trung Quốc đều bị ám ảnh bởi ý tưởng và hiện thân của nó - một cuộc chiến tranh thực sự”.
Theo VND