Nhà xác Mortuarium Schoonselhof ở Antwerp, Bỉ từng là nơi lưu giữ một số lượng lớn xác chết và khám nghiệm tử thi. Nơi đây mới bị đóng cửa và bỏ hoang trong vài năm trở lại đây.
Khi đến nhà xác này, mọi người có thể dễ dàng bắt gặp các lọ hóa chất, những chiếc kim khâu, kim tiêm cùng các dụng cụ kéo căng, những chiếc cưa xương người...
Nhà xác Beelitz-Heilstätten ở gần Thủ đô Berlin, Đức được xây dựng từ năm 1898. Đến năm 1994, nơi này bị bỏ hoang. Trước đó, đây là bệnh viện - nơi các bác sĩ điều trị cho hơn 12.500 binh sĩ trong chiến tranh thế giới I.
Một trong những bệnh nhân nổi tiếng nhất từng chữa trị tại bệnh viện này là trùm phát xít Đức quốc xã Adolf Hitler. Năm 1916, ông đã đến đây trị bệnh.
Nhà xác bệnh viện St. Mary, Anh còn có tên gọi khác là Gateshead Borough Asylum. Người ta đã xây dựng bệnh viện này vào năm 1914 tại làng Stannington, thuộc quận Northumberland, khu vực Tây Nam nước Anh. Đến năm 1995, bệnh viện St. Mary không còn phù hợp với tình hình thực tế và đã bị bỏ hoang phần lớn, không có nhiều người ngó ngàng đến.
Hiện chỉ còn một số phòng hoạt động. Phần lớn các phòng còn lại bị rêu xanh, nấm mốc phủ kín. Một số người dân đã vào đây để ngắm nghía nơi từng chứa và mổ xẻ nhiều xác chết.
Nhà xác thuộc bệnh viện Harold Wood tại hạt Essex, Anh được xây dựng vào năm 1884 và bị bỏ hoang từ năm 2006.
Khi đến đây thăm quan, mọi người có thể nhìn thấy những vật dụng, cơ sở vật chất vẫn còn khá tốt. Tuy nhiên, vì một số lý do, chính quyền quyết định cho nó "nghỉ hưu" sau 122 năm hoạt động.
Nhà xác St. Peter, Pháp được xây dựng và hoạt động trong một thời gian dài ở thế kỷ XV.
Tiểu thuyết gia Pháp nổi tiếng Emile Zola (1840 - 1902) đã từng đến đây để lấy thông tin thực tế, tài liệu cho cuốn tiểu thuyết “Therese Requin” (1867). Nhờ đó mà tác phẩm của ông trở nên sống động, chân thực hơn. Khi bị bỏ hoang, nó toát lên vẻ u ám đến lạ kỳ.
Nhà xác bệnh viện quân y Cambridge của Anh được xây dựng vào năm 1879. Bệnh viện này là nơi hàng ngàn binh lính bị thương sau hai cuộc chiến tranh thế giới I và II được điều trị chấn thương.
Khung cảnh hoang tàn, đổ nát và những trang thiết bị còn sót lại của nhà xác khiến không ít người rùng mình, rợn tóc gáy.
Một phần của nhà xác không rõ danh tính ở Anh này có hình dáng khá giống một phần của lò bánh mì. Trên thực tế, nó là nơi hỏa táng người xấu số.
Năm 1806, người Anh đã xây dựng bệnh viện này. Trong thời gian đó, không ít xác chết được xử lý tại đây. Chính quyền chính thức đóng cửa nơi này vào năm 2001.
Một nhà xác của viện điều dưỡng Đức có không khí vô cùng ớn lạnh, khiến nhiều người rùng mình mỗi khi đặt chân đến đây.
Có lời đồn rằng, nếu ai đến đây vào buổi tối có thể nghe hay nhìn thấy những bóng ma của người quá cố. Nơi đây trở thành một trong những lựa chọn lý tưởng để làm bối cảnh của các nhà làm phim kinh dị.
Nhà xác đảo Ellis ở New York, Mỹ là nơi có hơn 3.000 người xấu số qua đời.
Đảo Ellis ở cảng New York từng là biểu tượng của hàng triệu người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới đổ về Mỹ trong giai đoạn từ năm 1892 - 1954.
Người nào đó đã chụp ảnh nhà xác này, nhưng không nêu rõ tên và địa chỉ chính xác của nó.
Người chụp bức ảnh này chú thích rằng: Nhà xác này bị bỏ hoang kể từ năm 2009. Nhiều hệ thống máy móc, đường ống nước và hệ thống CCTV (hệ thống Camera quan sát nhằm hỗ trợ công tác giám sát an ninh, an toàn) ở bên ngoài vẫn còn hoạt động.
Nhật Anh (theo Environmental Graffiti)