10 pha bắt tay nổi tiếng nhất thế giới

Cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Raul Castro của Cuba đã tạo ra một trong 10 cái bắt tay ý nghĩa nhất trong lịch sử hiện đại.

Ronald Reagan, tổng thống thứ 40 của Mỹ, bắt tay Mikhail Gorbachev, tổng thống Liên Xô cũ, trong một hội nghị thượng đỉnh ở Moscow vào ngày 1/6/1988. Ngày hôm sau Reagan tuyên bố Chiến tranh Lạnh chấm dứt. Ảnh: AP

Ronald Reagan, tổng thống thứ 40 của Mỹ, bắt tay Mikhail Gorbachev, tổng thống Liên Xô cũ, trong một hội nghị thượng đỉnh ở Moscow vào ngày 1/6/1988. Ngày hôm sau Reagan tuyên bố Chiến tranh Lạnh chấm dứt. Ảnh: AP

Nữ hoàng Anh Elizabeth bắt tay Phó thủ hiến Bắc Ireland, ông Martin McGuinness, tại nhà hát Lyric ở thành phố Belfast vào ngày 27/6/2012. Martin McGuinness từng là người chỉ huy Quân đội Cộng hòa Ireland, lực lượng chống chính phủ Anh trước khi tham gia chính trường. Vì thế cái bắt tay giữa hai người có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Ảnh: AFP

Nữ hoàng Anh Elizabeth bắt tay Phó thủ hiến Bắc Ireland, ông Martin McGuinness, tại nhà hát Lyric ở thành phố Belfast vào ngày 27/6/2012. Martin McGuinness từng là người chỉ huy Quân đội Cộng hòa Ireland, lực lượng chống chính phủ Anh trước khi tham gia chính trường. Vì thế cái bắt tay giữa hai người có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Ảnh: AFP

Yitzhak Rabin, thủ tướng Israel, bắt tay Yasser Arafat, lãnh đạo Tổ chức Giải phóng Palestine, trước sự chứng kiến của tổng thống Mỹ Bill Clinton và một đám đông trên bãi cỏ phía trước Nhà Trắng vào ngày 13/9/1993. Đây là lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo bắt tay trước công chúng và hành động của họ khiến dư luận hy vọng về hòa bình cho Israel và Palestine. Nhưng sau đó Rabin chết trong một vụ ám sát vào tháng 11/1995 và hy vọng hòa bình phụt tắt. Ảnh: AP

Yitzhak Rabin, thủ tướng Israel, bắt tay Yasser Arafat, lãnh đạo Tổ chức Giải phóng Palestine, trước sự chứng kiến của tổng thống Mỹ Bill Clinton và một đám đông trên bãi cỏ phía trước Nhà Trắng vào ngày 13/9/1993. Đây là lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo bắt tay trước công chúng và hành động của họ khiến dư luận hy vọng về hòa bình cho Israel và Palestine. Nhưng sau đó Rabin chết trong một vụ ám sát vào tháng 11/1995 và hy vọng hòa bình phụt tắt. Ảnh: AP

Cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela bắt tay F.W. de Klerk, vị tổng thống cuối cùng của chế độ Apartheid tại Nam Phi, tại thành phố Cape Town vào ngày 4/5/1990, sau một cuộc đàm phán giữa hai ông. Cuộc đàm phán đã dẫn tới sự kết thúc của chế độ phân biệt chủng tộc tại Nam Phi và tạo tiền đề cho việc Mandela trở thành tổng thống da màu đầu tiên tại nước này. Chính F.W. de Klerk là người ra lệnh trả tự do cho Mandela. Ảnh: AFP

Cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela bắt tay F.W. de Klerk, vị tổng thống cuối cùng của chế độ Apartheid tại Nam Phi, tại thành phố Cape Town vào ngày 4/5/1990, sau một cuộc đàm phán giữa hai ông. Cuộc đàm phán đã dẫn tới sự kết thúc của chế độ phân biệt chủng tộc tại Nam Phi và tạo tiền đề cho việc Mandela trở thành tổng thống da màu đầu tiên tại nước này. Chính F.W. de Klerk là người ra lệnh trả tự do cho Mandela. Ảnh: AFP

Thủ tướng Hy Lạp Andreas Papandreou (trái) và Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Turgut Ozal bắt tay tại Hội nghị chuyên đề Quản lý châu Âu vào ngày 2/2/1986. Mối quan hệ giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ luôn căng thẳng sau khi Hy Lạp giành độc lập từ Đế quốc Ottoman (tiền thân của Thổ Nhĩ Kỳ) vào năm 1821. Trước cú bắt tay giữa hai ông, chiến tranh giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đã bùng phát 4 lần. Ảnh: Wikipedia

Thủ tướng Hy Lạp Andreas Papandreou (trái) và Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Turgut Ozal bắt tay tại Hội nghị chuyên đề Quản lý châu Âu vào ngày 2/2/1986. Mối quan hệ giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ luôn căng thẳng sau khi Hy Lạp giành độc lập từ Đế quốc Ottoman (tiền thân của Thổ Nhĩ Kỳ) vào năm 1821. Trước cú bắt tay giữa hai ông, chiến tranh giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đã bùng phát 4 lần. Ảnh: Wikipedia

Manachem Begin (bên trái), thủ tướng thứ sáu của Israel, bắt tay Anwar Sadat, tổng thống thứ ba của Ai Cập, trong trụ sở quốc hội Israel vào ngày 20/11/1977. Đúng 16 tháng sau đó, vào ngày 26/3/1979, hai nước ký Hiệp ước hòa bình tại Washington. Với hiệp ước này, Ai Cập trở thành quốc gia Ai Cập đầu tiên công nhận nhà nước Do Thái. Ảnh: Getty Images

Manachem Begin (bên trái), thủ tướng thứ sáu của Israel, bắt tay Anwar Sadat, tổng thống thứ ba của Ai Cập, trong trụ sở quốc hội Israel vào ngày 20/11/1977. Đúng 16 tháng sau đó, vào ngày 26/3/1979, hai nước ký Hiệp ước hòa bình tại Washington. Với hiệp ước này, Ai Cập trở thành quốc gia Ai Cập đầu tiên công nhận nhà nước Do Thái. Ảnh: Getty Images

Chủ tịch Mao Trạch Đông của Trung Quốc tiếp tổng thống Mỹ Richard Nixon tại Bắc Kinh vào ngày 22/2/1972. Đây là chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên của Nixon. Ảnh: Getty Images

Chủ tịch Mao Trạch Đông của Trung Quốc tiếp tổng thống Mỹ Richard Nixon tại Bắc Kinh vào ngày 22/2/1972. Đây là chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên của Nixon. Ảnh: Getty Images

Tổng thống Mỹ John F. Kennedy (bên trái) bắt tay tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev tại nhà riêng của đại sứ Mỹ tại Áo vào ngày 3/6/1961. Đây là hành động mở màn cho hàng loạt cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo. Họ đã thảo luận về giải trừ vũ khí hạt nhân, xung đột tại Đông Nam Á và bất đồng về ý thức hệ giữa hai nước. Ảnh: AP

Tổng thống Mỹ John F. Kennedy (bên trái) bắt tay tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev tại nhà riêng của đại sứ Mỹ tại Áo vào ngày 3/6/1961. Đây là hành động mở màn cho hàng loạt cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo. Họ đã thảo luận về giải trừ vũ khí hạt nhân, xung đột tại Đông Nam Á và bất đồng về ý thức hệ giữa hai nước. Ảnh: AP

Thủ tướng Anh Winston Churchill, tổng thống Mỹ Harry S. Truman, chủ tịch Liên Xô Joseph Stalin gặp nhau tại thành phố Potsdam, Đức vào ngày 23/7/1945 để thảo luận về tình hình châu Âu sau Thế chiến thứ hai. Cuộc gặp lịch sử giữa ba ông diễn ra sau khi phát xít Đức đầu hàng phe Đồng minh vào ngày 8/5/1945. Ảnh: AP

Thủ tướng Anh Winston Churchill, tổng thống Mỹ Harry S. Truman, chủ tịch Liên Xô Joseph Stalin gặp nhau tại thành phố Potsdam, Đức vào ngày 23/7/1945 để thảo luận về tình hình châu Âu sau Thế chiến thứ hai. Cuộc gặp lịch sử giữa ba ông diễn ra sau khi phát xít Đức đầu hàng phe Đồng minh vào ngày 8/5/1945. Ảnh: AP

Khi bước tới bục để đọc bài phát biểu trong lễ tưởng nhớ Nelson Mandela, lãnh tụ của phong trào chống phân biệt chủng tộc tại Nam Phi, tại Johannesburg hôm 10/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã dừng lại và bắt tay Chủ tịch Raul Castro của Cuba. Ảnh: Reuters

Khi bước tới bục để đọc bài phát biểu trong lễ tưởng nhớ Nelson Mandela, lãnh tụ của phong trào chống phân biệt chủng tộc tại Nam Phi, tại Johannesburg hôm 10/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã dừng lại và bắt tay Chủ tịch Raul Castro của Cuba. Ảnh: Reuters

Thái Dương

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/10-pha-bat-tay-noi-tieng-nhat-the-gioi-post376483.html