Sân bay Quốc tế Gibraltar nằm trên vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc quyền quản lý của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Vì thiếu không gian, đường băng duy nhất ở đây còn có một đường ô tô cắt ngang thành ngã tư. Ảnh: Getty
Sân bay Saba Juancho E Yrausquin nằm trên đảo Saba của Hà Lan có một trong những đường băng ngắn nhất thế giới, chỉ dài 400m. Hai bên là những ngọn đồi cao, với vách đá đổ ra biển. Ảnh: Wiki
Sân bay Princes Juliana ở Saint Martin (Hà Lan) nổi tiếng thế giới bởi mỗi lần cất hạ cánh, những chiếc máy bay chở khách cỡ lớn chỉ cách đầu người tắm biển vài mét. Ảnh: Getty
Được xem là "sân bay nguy hiểm nhất thế giới', sân bay Tenzing ở Lukla, Nepal nằm ở độ cao gần 3.000m và và thường phục vụ những người muốn lên đỉnh Everest. Đường băng ngắn với độ cao gần 600m khiến du khách ngồi trên máy bay thật sự hồi hộp. Ảnh: Getty
Với vị trí địa lý hiểm trở, một bên là vách núi cao, một bên là biển cả, lại thường xuyên phải gặp gió lớn, đường băng ngắn, việc cất và hạ cánh tại sân bay Cristiano Ronaldo (Bồ Đào Nha) luôn là một thách thức đối với các phi công. Ảnh: Sportsbay
Sân bay Kansai ở Osaka (Nhật Bản) là sân bay ngoài khơi đầu tiên trên thế giới được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo. Sân bay được xây dựng với mục đích chống chọi lại những cơn bão và trận động đất thường xuyên xảy ra dọc biên giới Nhật Bản. Ảnh: Getty
Do nằm trên đảo hẹp, không thể kéo dài đường băng theo cách thông thường nên đường băng tại sân bay Funchal ở Bồ Đào Nha được kéo dài bằng một đoạn cầu cạn dài gần 1.000 mét. Ảnh: Simpleflying
Đường băng của sân bay Courchevel (Pháp) tựa như đường trượt tuyệt từ trên núi xuống. Ảnh: Printest
Sân bay Barra (Scotland) là một trong những nơi duy nhất trên thế giới sử dụng bãi biển làm bãi đáp máy bay. Các chuyến bay phụ thuộc vào thời gian thủy triều. Ảnh: Travelradar
Sân bay quốc tế Don Mueang (Thái Lan) có một sân golf 18 lỗ nằm giữa 2 đường băng. Ảnh: Travelradar
Video: Điều chỉnh quy hoạch chi tiết sân bay Tân Sơn Nhất. Nguồn: InvestTV
Hoàng Minh (theo Simpleflying)