10 sự thật đáng kinh ngạc về nền kinh tế Trung Quốc

Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Máy điều hòa mà bạn đang sử dụng, máy tính của bạn, thậm chí những quần áo mà bạn đang mặc, đôi dày mà bạn đang đi cũng có thể được sản xuất từ Trung Quốc.

Dưới đây là 10 sự thật có thể bạn chưa biết về nền kinh tế Trung Quốc hiện đại:

1. Trung Quốc là quê hương của nhà bán lẻ lớn hơn cả hai gã bán lẻ khổng lồ Walmart và Amazon.

Ảnh: Carlos Barria/Reuters

Ảnh: Carlos Barria/Reuters

Nếu bạn nghĩ nhà bán lẻ lớn nhất thế giới là Walmart thì bạn đã sai lầm. Nếu bạn nghĩ Amazon là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất, đó cũng vẫn là một đáp án sai. Cả hai danh hiệu này đều thuộc về Alibaba.

Gã khổng lồ bán hàng trực tuyến của Trung Quốc vận chuyển số lượng hàng hóa nhiều gấp 3 lần so với Amazon và số lượng các công ty con thuộc Alibaba còn vượt qua cả Walmart là nhà bán lẻ lớn nhất nước Mỹ. Alibaba đang tiến sâu vào thị trường thương mại điện tử của Mỹ với AliExpress, đây đã là trang web mua sắm trực tuyến lớn thứ sáu ở Mỹ.

2. Trung Quốc là đất nước có số lượng tỷ phú lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Mỹ.

Số lượng tỷ phú ở Trung Quốc là 388 người, chỉ bằng một nửa so với Mỹ (680 người). Và, nói chung, các tỷ phú Mỹ có số tài sản lớn gần gấp ba lần so với những tỷ phú ở Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc đang đi lên một cách nhanh chóng, năm 2017, quốc gia này đã có thêm 55 tỷ phú mới, tăng nhiều nhất trong số các quốc gia trên thế giới (mặc dù có một cuộc suy thoái kinh tế diễn ra vào năm 2018 đã hạ bậc của 49 tỷ phú trên thế giới xuống chỉ còn là triệu phú).

3. Nhưng người giàu nhất Trung Quốc chỉ là người giàu thứ 21 trên thế giới.

Ảnh: Sean Gallup/Getty Image

Ảnh: Sean Gallup/Getty Image

Người giàu nhất thế giới là Jeff Bezos, với khối tài sản trị giá hơn 100 tỷ USD, sở hữu doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến lớn thứ hai trên thế giới - Amazon. Còn Jack Ma, CEO của Alibaba, nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, chỉ đứng thứ 21 trong danh sách tỷ phú của Forbes, ông đứng sau những người như Bill Gates, Warren Buffett và Mark Zuckerberg. Giá trị tài sản ròng của Jack Ma ước tính ít hơn 40 tỷ USD.

4. Người tiêu dùng Trung Quốc chi 73 tỷ USD cho hàng hóa xa xỉ mỗi năm.

Theo McKinsey, đã có 7,6 triệu gia đình Trung Quốc đủ điều kiện để mua các thương hiệu xa xỉ trong năm 2016. Xã hội hiện đại đang thúc đẩy xu hướng này, năm 2018 ước tính số tiền chi tiêu vào các hàng hóa xa xỉ tại Trung Quốc đã tăng 73 tỷ USD, Trung Quốc chiến gần một phần ba thị trường hàng hóa xa xỉ trên thế giới.

5. Xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng 954% qua 40 năm, từ năm 1970 đến 2010.

Trong nhiều năm trước đây, Trung Quốc đã đóng cửa nền kinh tế, hầu như không có thương mại quốc tế. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, xuất khẩu của Trung Quốc chỉ chiếm chưa đến 3% GDP vào năm 1970. Tuy nhiên, đến năm 2006, con số đó đã tăng cao 36% , và năm 2010 là hơn 26%.

6. Thu nhập trung bình của các hộ gia đình ở Trung Quốc đã tăng hơn 400% trong 10 năm.

Nền kinh tế đang bùng nổ của Trung Quốc không những tạo ra các tỷ phú mà còn giúp nâng cao mức sống cho người lao động. Từ năm 2002 đến 2012, thu nhập trung bình của các hộ gia đình Trung Quốc đã tăng từ 987 USD mỗi năm lên 4.273 USD, tăng hơn 400%. Vào năm 2013, con số đó lên tới 4.806 USD, gần gấp 5 lần so với năm 2002.

7. Dân số lớn hơn rất nhiều so với Mỹ và các quốc gia khác, nhưng số người nghèo ở Trung Quốc lại ít hơn so với Mỹ.

Ảnh: Alexander F. Yuan/AP Photo

Ảnh: Alexander F. Yuan/AP Photo

Theo Ngân hàng Thế giới, mức thu nhập chuẩn hộ nghèo trên toàn cầu là thu nhập 1,9 USD mỗi ngày. Năm 2015, chỉ có 0,7% dân số Trung Quốc ở mức nghèo và dưới nghèo, với khoảng 9,9 triệu người thuộc nhóm này trong tổng số 1,35 tỷ người.

Mức chuẩn nghèo quốc gia của Trung Quốc cao hơn so với tiêu chuẩn trên thế giới, và thậm chí theo số liệu đó, chỉ có 3,1% dân số - tương đương với 30,5 triệu người phải sống trong nghèo đói.

Trong khi đó, ở Mỹ, 12,3% dân số rơi xuống mức nghèo khổ. Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, ước tính có khoảng 39,7 triệu người Mỹ đang sống trong nghèo khổ.

8. Những người độc thân tại Trung Quốc có thể thuê người yêu với giá 0,15 USD/giờ và ngành công nghiệp cho thuê người yêu này ngày càng gia tăng tại Trung Quốc.

Chính sách một con của Trung Quốc đã dẫn đến sự mất cân bằng giới tính cực độ. Ở Trung Quốc, ước tính số lượng đàn ông nhiều hơn số lượng phụ nữ là 34 triệu người..

Một giải pháp đã được đưa ra, đó là: thuê người yêu theo giờ hoặc theo ngày. Newsweek báo cáo rằng những người độc thân Trung Quốc có thể thuê người yêu một ngày chỉ với 0,15 USD/giờ, và lên tới 288 USD một ngày (không phân biệt giới tính).

9. Tết Nguyên đán là tuần lễ mua sắm lớn nhất tại Trung Quốc

Ảnh: Dominika Zarzycka/NurPhoto via Getty Images)

Ảnh: Dominika Zarzycka/NurPhoto via Getty Images)

Tết Nguyên đán được tổ chức mỗi năm một lần, và dịp lễ này thường kéo dài một tuần, thường là vào tháng Hai. Nhiều người đi du lịch về nhà và mua nhiều quà tặng cho người thân, bạn bè. Người tiêu dùng Trung Quốc đã chi số tiền tương đương 149 tỷ USD trong dịp tết nguyên đán vào năm 2019, theo Bloomberg.

10. Gần đây, Trung Quốc đã mở lại một thị trường hợp pháp để nuôi và sử dụng các bộ phận của hổ và tê giác – đây là những loại vật đang bị đe dọa tuyệt chủng.

Trung Quốc từ lâu đã là trung tâm, nơi tập kết các bộ phận quý hiểm của động vật có nguy cơ tuyệt chủng ở thị trường đen, những thứ này được đánh giá cao về giá trị dược liệu.

Trong nhiều năm, Trung Quốc đã luôn góp phần trong nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn nạn săn trộm các loài động vật quý hiếm. Nhưng vào năm ngoái, Trung Quốc đã tạo ra một thị trường hợp pháp để nuôi và sử dụng các bộ phận của hổ và tê giác. Các nhà bảo tồn đang lo ngại rằng điều này có thể mở ra cơ hội săn trộm nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao này.

(Theo Markets Insider/ Dân trí)

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/10-su-that-dang-kinh-ngac-ve-nen-kinh-te-trung-quoc-593609.html