10 sự thật nổi bật về bức tượng cao nhất thế giới tại Ấn Độ
Bức tượng cao nhất thế giới hiện đang nằm ở Gujarat, Ấn Độ. Với chiều cao gần 600 feet, tượng Thống Nhất mô tả một chiến sĩ tự do Ấn Độ kiêm chính trị gia Sardar Vallabhbhai Patel – một trong những nhà lãnh đạo nổi bật nhất của phong trào độc lập Ấn Độ và là Phó Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ. Tác phẩm được tạo nên bởi Michael Graves & Associates phối hợp với Turner Construction và Meinhardt Group, mất khoảng 4 năm để thiết kế và xây dựng.
Dưới đây là 10 sự thật nổi bật về công trình xây dựng hoành tráng này, bao gồm một số thống kê đáng kinh ngạc về vật liệu kiến trúc được sử dụng trong xây dựng…
1. Tượng Thống nhất cao hơn gần 4 lần so với Tượng Nữ thần Tự do nổi tiếng của New York nếu không tính các giá đỡ dưới chân tượng.
2. Bức tượng tiêu tốn chi phí xây dựng lên tới khoảng 430 triệu đô la (29,9 tỷ rupee).
3. Quy mô của dự án được phản ánh qua kích thước và trọng lượng đáng kinh ngạc của vật liệu: việc xây dựng bức tượng lấy từ 2.500.000 feet khối bê tông, 5.700 tấn kết cấu thép và 18.500 tấn thanh thép gia cố.
4. Có khoảng 12.000 tấm đồng bao phủ lên cấu trúc với trọng lượng khoảng 1.700 tấn.
5. Người ta dự đoán rằng đài tưởng niệm – cách tiểu bang Ahmedabad 125 dặm sẽ trở thành nơi hành hương cho khoảng 2,5 triệu du khách mỗi năm.
6. Chiều cao của bức tượng vượt qua cả Phật chùa Mùa Xuân ở Hà Nam, Trung Quốc với độ cao 420 feet trước đây từng là bức tượng cao nhất thế giới.
7. Du khách có thể đi lên phòng trưng bày để tham quan – nơi nằm gần ngực bức tượng ở độ cao 500 feet.
8. Theo báo cáo, chính quyền Gujarat đã di dời khoảng 185 gia đình để dọn đường cho bức tượng, đền bù cho họ 1.200 mẫu Anh (475 ha) đất mới.
9. Hơn 2.000 công nhân Ấn Độ cùng với hàng trăm lao động từ Trung Quốc đã đóng góp công sức để hoàn thành tác phẩm này.
10. Dự án đã gây chia rẽ dư luận ở Ấn Độ, với một số người chỉ trích chi tiêu công của chính phủ cho dự án và những người khác phản đối việc nông dân di dời để dọn đường cho đài tưởng niệm.
Hương Lan biên dịch