Táo: Táo chứa các hợp chất phenol và flanovoid có tác dụng giảm viêm trong đường hô hấp. Một nghiên cứu cho thấy những trẻ uống nước ép táo thường xuyên ít gặp các vấn đề về hô hấp hơn.
Trà xanh: Trà xanh giàu các chất chống oxy hóa giúp giảm viêm trong buồng phổi và giúp cơ thể bình phục nhanh hơn.
Cá: Các loại cá như cá thu, cá hồi, cá mòi và cá trích có thể hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Các axit béo omega-3 có trong cá giúp cơ thể chống lại các bệnh do nhiễm khuẩn phổi.
Các loại quả hạch và hạt: Các loại quả hạch như đào lộn hột, quả óc chó, hạt dẻ cười và các loại hạt như hạt bí, hạt thì là, hạt hướng dương cung cấp magie cho cơ thể - một khoáng chất có tác dụng giãn phế quản.
Dầu ô-liu siêu tinh khiết: Dầu ô-liu giàu các chất béo không hòa tan, vitamin E và vitamin K giúp bảo vệ phổi khỏi áp lực oxy hóa và ngăn tổn thương các mô phổi.
Bông cải xanh: Bông cải xanh chứa chất sulforaphane, chất này giúp đẩy mạnh hoạt động của một loại gene giúp bảo vệ phổi khỏi tổn thương do áp lực oxy hóa. Chất này cũng giúp cải thiện các đường dẫn khí ở người mắc bệnh hen.
Gừng: Gừng chứa các thành phần giúp giảm viêm trong cơ thể. Gừng còn giúp thải độc phổi và đẩy mạnh đào thải các mầm bệnh khỏi phổi. Gừng cũng có khả năng thông mũi, cải thiện tuần hoàn đến phổi, nhờ đó cải thiện sức khỏe phổi.
Tỏi: Tỏi thúc đẩy sản sinh glutathione giúp đào thải các độc tố và chất gây ung thư khỏi phổi, nhờ đó cải thiện chức năng phổi. Nghiên cứu cho thấy ăn ba nhánh tỏi tươi hai lần/tuần giảm nguy cơ mắc ung thư phổi tới 44%.
Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, diêm mạch và lúa mạch nguyên hạt có khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh phổi mãn tính và cải thiện sức khỏe hệ hô hấp.
Ớt cayenne: Ớt cayenne chứa capsaicin giúp kích thích sự tiết dịch, đồng thời bảo vệ các niêm mạc ở đường hô hấp trên và dưới. Bạn có thể dùng ớt cayenne khi nấu nướng hoặc uống trà ớt cayenne để giảm các triệu chứng suy hô hấp./.
CTV Ngọc Diệp/VOV.VN (biên dịch)
Theo Boldsky