10 trường hợp tuyệt đối không được cho trẻ bú

Dưới đây là 10 trường hợp mẹ tuyệt đối không được cho trẻ bú sữa.

 Mẹ mắc phải các bệnh truyền nhiễm. Khi mẹ bị mắc phải các bệnh truyền nhiễm, ví dụ như viêm gan, viêm phổi, lao… thì tuyệt đối không được cho con bú sữa mẹ để tránh nguy cơ bệnh lây lan sang con. Nhiễm HIV, viêm gan B, C. Những virus này có thể lây cho bé khi có sự cố viêm loét miệng, lợi ở bé

Mẹ mắc phải các bệnh truyền nhiễm. Khi mẹ bị mắc phải các bệnh truyền nhiễm, ví dụ như viêm gan, viêm phổi, lao… thì tuyệt đối không được cho con bú sữa mẹ để tránh nguy cơ bệnh lây lan sang con. Nhiễm HIV, viêm gan B, C. Những virus này có thể lây cho bé khi có sự cố viêm loét miệng, lợi ở bé

 Mẹ đang uống thuốc. Khi mẹ có triệu chứng như sốt, cảm lạnh và cần phải điều trị bằng thuốc thì không nên cho con bú vào thời điểm đó. Khi cho bé dùng sữa ngoài, nên chú ý đảm bảo đúng giờ để bé không bị đói.

Mẹ đang uống thuốc. Khi mẹ có triệu chứng như sốt, cảm lạnh và cần phải điều trị bằng thuốc thì không nên cho con bú vào thời điểm đó. Khi cho bé dùng sữa ngoài, nên chú ý đảm bảo đúng giờ để bé không bị đói.

 Mẹ bị bệnh tim, tiểu đường… Khi mẹ bị mắc bệnh tim, thận, tiểu đường, cần tới gặp bác sĩ để chẩn đoán và xin lời khuyên của bác sĩ là có nên cho con bú hay không. Thông thường thì mẹ bị mắc các bệnh trên vẫn có thể cho con bú, tuy nhiên phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi thích hơp. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên rằng, khi bị mắc các bệnh trên thì tốt nhất là người mẹ nên rút ngắn thời gian cho con bú mà nên cai sữa sớm cho bé hoặc chuyển sang dùng sữa ngoài.

Mẹ bị bệnh tim, tiểu đường… Khi mẹ bị mắc bệnh tim, thận, tiểu đường, cần tới gặp bác sĩ để chẩn đoán và xin lời khuyên của bác sĩ là có nên cho con bú hay không. Thông thường thì mẹ bị mắc các bệnh trên vẫn có thể cho con bú, tuy nhiên phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi thích hơp. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên rằng, khi bị mắc các bệnh trên thì tốt nhất là người mẹ nên rút ngắn thời gian cho con bú mà nên cai sữa sớm cho bé hoặc chuyển sang dùng sữa ngoài.

 Khi mẹ mắc một số bệnh cấp tính. Mẹ bị những bệnh cấp tính: cúm, tiêu chảy, sốt, quai bị… thì không cần cho trẻ bỏ bú hẳn mà chỉ cần cách ly trong vòng một hai ngày. Trong thời gian cách ly, đến giờ cho con bú thì vắt hay hút hết sữa trong vú ra rồi bỏ đi và mẹ cũng ăn nhẹ, uống nước như đã hướng dẫn để tuyến sữa vẫn làm việc đều. Khi cho trẻ bú lại người mẹ nhớ rửa sạch vú.

Khi mẹ mắc một số bệnh cấp tính. Mẹ bị những bệnh cấp tính: cúm, tiêu chảy, sốt, quai bị… thì không cần cho trẻ bỏ bú hẳn mà chỉ cần cách ly trong vòng một hai ngày. Trong thời gian cách ly, đến giờ cho con bú thì vắt hay hút hết sữa trong vú ra rồi bỏ đi và mẹ cũng ăn nhẹ, uống nước như đã hướng dẫn để tuyến sữa vẫn làm việc đều. Khi cho trẻ bú lại người mẹ nhớ rửa sạch vú.

Khi mẹ bị chứng bệnh động kinh. Khi cho con bú mà bị động kinh thì sẽ làm tổn thương đến con, rất nguy hiểm. Hơn nữa, trong sữa của những người mẹ này có chứa các vị thuốc như Luminal, Vilium, Phenytoin sodium…có thể gây nên những phản ứng không tốt đối với trẻ nhỏ, làm cho trẻ sinh ra các chứng bệnh: thèm ngủ, toàn thân nổi lên những nốt ban đen...

Khi mẹ bị chứng bệnh động kinh. Khi cho con bú mà bị động kinh thì sẽ làm tổn thương đến con, rất nguy hiểm. Hơn nữa, trong sữa của những người mẹ này có chứa các vị thuốc như Luminal, Vilium, Phenytoin sodium…có thể gây nên những phản ứng không tốt đối với trẻ nhỏ, làm cho trẻ sinh ra các chứng bệnh: thèm ngủ, toàn thân nổi lên những nốt ban đen...

 Khi mẹ bị áp xe vú. Khi đó vú sẽ bị sưng tấy lên và ở trong đó có mủ. Áp xe vú ăn rất sâu nên mủ có thể lan đến tuyến sữa, do đó khi trẻ bú có thể bú cả sữa lẫn mủ apxe, rất có hại cho trẻ. Trường hợp này nên cho trẻ ăn tạm sữa ngoài, cháo sữa, bột sữa… chờ cho mẹ khỏi mới bú trở lại.

Khi mẹ bị áp xe vú. Khi đó vú sẽ bị sưng tấy lên và ở trong đó có mủ. Áp xe vú ăn rất sâu nên mủ có thể lan đến tuyến sữa, do đó khi trẻ bú có thể bú cả sữa lẫn mủ apxe, rất có hại cho trẻ. Trường hợp này nên cho trẻ ăn tạm sữa ngoài, cháo sữa, bột sữa… chờ cho mẹ khỏi mới bú trở lại.

 Khi mẹ đang có thai 4 -5 tháng. Lúc này sữa đã chuyển thành sữa đầu hay sữa non là loại sữa cho trẻ sơ sinh. Nếu cứ tiếp tục bú, trẻ sẽ chậm lớn, xanh xao. Lúc này thì mẹ cần cho trẻ thôi bú.

Khi mẹ đang có thai 4 -5 tháng. Lúc này sữa đã chuyển thành sữa đầu hay sữa non là loại sữa cho trẻ sơ sinh. Nếu cứ tiếp tục bú, trẻ sẽ chậm lớn, xanh xao. Lúc này thì mẹ cần cho trẻ thôi bú.

 Điều trị i-ốt phóng xạ. Khi mẹ đang điều trị i-ốt phóng xạ, rất có thể i-ốt sẽ nhiễm vào sữa gây tổn hại tới chức năng tuyến giáp của bé. Bởi vậy, sau khi đã điều trị xong, người mẹ nên đi kiểm tra mức độ chất phóng xạ có trong sữa mẹ, nếu mức độ đó không gây ảnh hưởng thì mới tiếp tục cho con bú.

Điều trị i-ốt phóng xạ. Khi mẹ đang điều trị i-ốt phóng xạ, rất có thể i-ốt sẽ nhiễm vào sữa gây tổn hại tới chức năng tuyến giáp của bé. Bởi vậy, sau khi đã điều trị xong, người mẹ nên đi kiểm tra mức độ chất phóng xạ có trong sữa mẹ, nếu mức độ đó không gây ảnh hưởng thì mới tiếp tục cho con bú.

 Tiếp xúc với các chất hóa học hoặc thuốc trừ sâu. Bé có thể bị ngộ độc khi bú phải sữa mẹ có nhiễm những chất trên. Vì vậy, khi cho con bú thì tốt nhất người mẹ không nên tiếp xúc với những hoạt chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… và tránh xa môi trường độc hại.

Tiếp xúc với các chất hóa học hoặc thuốc trừ sâu. Bé có thể bị ngộ độc khi bú phải sữa mẹ có nhiễm những chất trên. Vì vậy, khi cho con bú thì tốt nhất người mẹ không nên tiếp xúc với những hoạt chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… và tránh xa môi trường độc hại.

 Sau khi vận động. Trong quá trình vận động, cơ thể sẽ sản sinh ra axit lactic, sữa có chứa axit lactic sẽ bị chua và khiến bé chán ăn. Theo các xét nghiệm thì nhìn chung, ở chế độ luyện tập vừa phải, cơ thể vẫn sản sinh ra loại axit này. Do đó, người mẹ khi đang trong thời kỳ cho con bú nên hạn chế vận động mạnh, và nghỉ ngơi sau khi tập thể dục rồi mới cho con ăn.

Sau khi vận động. Trong quá trình vận động, cơ thể sẽ sản sinh ra axit lactic, sữa có chứa axit lactic sẽ bị chua và khiến bé chán ăn. Theo các xét nghiệm thì nhìn chung, ở chế độ luyện tập vừa phải, cơ thể vẫn sản sinh ra loại axit này. Do đó, người mẹ khi đang trong thời kỳ cho con bú nên hạn chế vận động mạnh, và nghỉ ngơi sau khi tập thể dục rồi mới cho con ăn.

Linh Chi

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/moi/10-truong-hop-tuyet-doi-khong-duoc-cho-tre-bu-356279.html