1001 thắc mắc: Bạch tuộc nào có nọc độc khủng khiếp nhất thế giới?

Loại bạch tuộc đốm xanh sống ở khu vực san hô của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương có nọc độc gấp 50 lần rắn hổ mang.

Bạch tuộc đốm xanh có nọc độc khủng khiếp

Bạch tuộc đốm xanh có nọc độc khủng khiếp

Bạch tuộc đốm xanh, tạo thành chi Hapalochlaena, gồm bốn loài bạch tuộc rất độc được tìm thấy ở các bể thủy triều và rạn san hô thuộc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, từ lãnh hải Nhật Bản tới Australia. Chúng có thể được nhận biết nhờ vào lớp da màu vàng và những đốm màu xanh biển đặc trưng, thứ có khả năng thay đổi màu sắc đột ngột khi bị đe dọa. Chúng ăn những động vật nhỏ như cua, cua ẩn sĩ, tôm, và các loài giáp xác khác.

Chúng được công nhận là một trong những sinh vật biển độc nhất trên thế giới Dù có kích cỡ nhỏ—12 đến 20 cm (4,7 đến 7,9 in)—và có bản tính khá ngoan ngoãn, chúng là loài nguy hiểm đối với con người nếu bị khiêu khích và chạm vào bởi vì nọc độc của chúng có chứa chất độc thần kinh tetrodotoxin cực mạnh.

Bé bằng quả bóng chơi gold nhưng đủ giết chết 26 người

Đây là một loài bạch tuộc rất nhỏ, kích thước chỉ bằng một quả bóng chơi golf. Trên cơ thể của loài bạch tuộc này còn có những đốm màu xanh đen rất đẹp trông như hình chiếc nhẫn. Điều khủng khiếp là ở chỗ chất độc của nó thuộc loại vô phương cứu chữa mà nếu ai vô tình bị nó cắn thì sẽ tắt thở chỉ trong vòng 2 phút.

Lượng chất độc chứa trên cơ thể của 1 con bạch tuộc đốm xanh có thể đủ để giết chết 26 người cùng một lúc. Loài bạch tuộc này sống chủ yếu ở vùng biển Thái Bình Dương, từ lãnh hải Nhật Bản đến Australia.

Loại bạch tuộc đốm xanh sống ở khu vực san hô của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương có nọc độc gấp 50 lần rắn hổ mang. Chúng có tên gọi là Hapalochlaena, trên cơ thể chứa chất độc thần kinh gấp 1.200 lần cyanide.

Chất độc này gây tê liệt, ngừng thở trong vòng vài phút, nhanh chóng dẫn tới ngừng tim. Loại bạch tuộc này nhìn qua rất đẹp mắt với những nốt màu xanh đốm trên cơ thể. Cho nên nhiều du khách không hề cảnh giác.

Thân của con trưởng thành có kích thước to bằng quả bóng bàn. Các xúc tu dài khoảng 7-10cm. Chất độc trong bạch tuộc có là maculotoxin và tetrodotoxin có thể tồn tại ở nhiệt độ cao khi đã đun nấu hoặc sau khi chết. Đến nay chưa có huyết thanh chữa nọc độc của loại bạch tuộc này. Biểu hiện của ngộ độc là hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, tê liệt cơ thể.

Có thể thay đổi hình dạng

Các loài bạch tuộc đốm xanh dành phần lớn thời gian trốn trong cách kẽ hở trên đá trong khi trưng ra những hoa văn ngụy trang đầy hiệu quả bằng những tế bào sắc tố da của chúng. Giống như tất cả các loài bạch tuộc, bạch tuộc đốm xanh có thể thay đổi hình dạng một cách dễ dàng, điều này giúp chúng ép mình vào trong các kẽ hở nhỏ hơn chúng rất nhiều. Điều này, cùng với việc xếp chồng các hòn đá ngoài cửa hang, giúp bảo vệ con bạch tuộc khỏi những kẻ săn mồi.

Nếu như chúng bị kích động, chúng sẽ nhanh chóng thay đổi màu sắc, trở thành màu vàng tươi với mỗi cái trong khoảng 50-60 đốm lóe sáng màu xanh biển óng ánh rực rỡ trong vòng một phần ba giây như là một sự trình diễn cảnh báo ra tín hiệu xua đuổi bằng màu sắc.

Đối với loài bạch tuộc đốm xanh lớn (Hapalochlaena lunulata), các đốm chứa các tế bào phản xạ ánh sáng đa lớp gọi là iridophore. Những tế bào này được sắp xếp để phản xạ lại ánh sáng xanh biển-xanh lá trong một tầm nhìn rộng. Bên dưới và xung quanh mỗi đốm có những tế bào sắc tố màu tối, thứ có thể được mở rộng trong vòng một giây để làm nổi bật sự tương phản của các đốm.

Không có tế bào sắc tố nào ở bên trên đốm, đó là một điều bất thường đối với các loài động vật thân mềm, vì chúng thường sử dụng tế bào sắc tố để che đi hoặc biến đổi sự lấp lánh nhiều màu về mặt quang phổ. Việc nháy thật nhanh các đốm xanh được gây ra bởi việc sử dụng các cơ được điều khiển bởi hệ thần kinh.

Trong các tình huống thông thường, mỗi đốm được giấu đi bởi việc co các cơ bên trên iridophore. Khi các cơ này giãn ra và những cơ bên ngoài đốm co lại, việc lấp lánh nhiều màu được phơi bày ra và do đó hiển thị màu xanh biển.

Tương tự như các loài bạch tuộc khác, bạch tuộc đốm xanh bơi bằng cách phun nước ra từ một cái ống dưới dạng đẩy đi do phản lực.

Video bạch tuộc đốm xanh hạ gục cua biển chỉ bằng một nhát cắn:

Đỗ Hợp (t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/cong-nghe/1001-thac-mac-bach-tuoc-nao-co-noc-doc-khung-khiep-nhat-the-gioi-1632013.tpo