1001 thắc mắc: Loài nào có thể sống tới 2.000 năm nếu được cung cấp đủ thức ăn?
Cá sấu là một trong những 'sát thủ' máu lạnh và kinh hoàng nhất trong thế giới tự nhiên nhưng xét ở khía cạnh khoa học, chúng lại là sinh vật có khả năng trường sinh bất tử mà con người có thể học hỏi.
Bí mật đằng sau sợ bất tử
Nếu con người tìm một phương thức trừng sinh bất tử, hãy lấy cá sấu làm kim chỉ nam. Dưới góc độ sinh học, cá sấu được đánh giá là động vật duy nhất có khả năng đánh bại sự lão hóa và cái chết.
Ngoài những nguyên nhân do bệnh tật hay con người, cái chết là điểm kết thúc của sự lão hóa khi các chức năng trong cơ thể con người giảm dần khi độ tuổi tăng lên như cơ bắp suy yếu dần khiến khả năng hoạt động của cơ thể giảm sút và các giác quan mất dần những đặc tính quan trọng. Trong khi con người và hầu hết các loài động vật đều già đi theo năm tháng, vẫn còn một trường hợp ngoại lệ: “Cá sấu”.
Sự lão hóa dường như không hiện diện ở loài bò sát này khi một con cá sấu 70 tuổi sẽ chẳng khác nào 1 con cá sấu 7 tuổi khi xét về nhanh nhẹn, sức mạnh và một số chỉ số sinh học khác.
Các nhà khoa học tại Đại học Yale, New Haven, Connecticut, Hoa Kỳ đã đi sâu vào nghiên cứu bộ gen của cá sấu và phát hiện ra một bí mật:
“Bộ gen của loài cá sấu rất đặc biệt khi chúng cho phép các vi khuẩn cộng sinh tham gia vào hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm chậm lại quá trình lão hóa của loài bò sát này. Thậm chí nếu một cá thể đủ thức ăn để tồn tại thì nó có thể sống tới 2000 năm.”
Thời gian làm chúng ta già và yếu đi nhưng với cá sấu thời gian không làm chúng già đi mà còn giúp chúng phát triển hơn trước nhưng để phát triển được như thế này, chúng cần rất nhiều thức ăn.
Đây là lý do vì sao bò sát vẫn có thể bị chết mặc dù theo lý thuyết chúng vẫn có thể đạt được sự bất tử như rùa với khả năng lão hóa rất chậm và khả năng nhịn đói tốt nhưng nếu không có đủ thức ăn, cá sấu vẫn có thể chết đói ben cạnh những trường hợp bị bệnh hay bị con người giết.
Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống với những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp nó trở thành vua trên những đầm lầy, sông nước khắp các cùng nhiệt đới.
Cá sấu sinh sống mạnh trên các vùng đầm lầy, sông nước nhiệt đới ở châu Phi, châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương. Trên thực tế, có 14 loài cá sấu khác nhau với đủ mọi kích cỡ và đặc tính hiện đang tồn tại trên trái đất, từ cá sấu lùn nhỏ tới loài cá sấu nước mặn to lớn.
Do sống dưới nước nên các chi và đuôi của cá sấu hỗ trợ hoàn hảo cho khả năng bơi lội của loài bò sát này. Đuôi cực khỏe giúp nó có thể bơi với vận tốc 32 km/h trong khi sức mạnh của các chi còn được thể hiện ngay cả khi cá sấu ở trên mặt đất. Khi rời môi trường nước, cá sấu có thể di chuyển với vận tốc tối đa 18 km/h trong một khoảng cách ngắn.
Do là loài bò sát nên cá sấu sinh sản bằng cách đẻ trứng. Do đó, trứng cá sấu cần được chôn ở nơi đất khô để đảm bảo nhiệt độ cho cá sấu con sinh trưởng. Chính vì lẽ đó, cá sấu buộc phải rời mặt nước để lên bờ đào hang đẻ trứng. Đặc biệt, các hang này không được nằm gần mép nước nhằm đảm bảo an toàn cho những chú cá sấu con.
Ngoài ra, cá sấu còn sở hữu một thích giác và khứu giác vô cùng nhạy bén. Mũi nằm phía trước hàm và nhô cao khỏi mặt nước cho phép cá sấu đánh hơi tìm kiếm con mồi trong khi khứu giác hoàn hảo giúp loài vật này nghe rõ cả ở dưới nước. Thậm chí, tiếng cựa mình đòi ra của những con cá sấu non cũng được nghe rõ để cá sấu mẹ có thể lên bờ giúp các con mình bước vào cuộc sống.
Trên thực tế, quá trình trao đổi chất của cá sấu diễn ra rất chậm, khiến chúng có thể tồn tại trong nhiều tháng mà không cần thức ăn. Điều này giúp cá sấu tồn tại khi thời tiết ở những vùng nhiệt đới trở nên khô hạn trong những tháng mùa hè. Tuy sở hữu khả năng tồn tại vượt trội nhưng chính sự bành trướng của con người vào môi trường tự nhiên của cá sấu khiến loài động vật này đang dần bị cô lập.