1001 thắc mắc: Quạ là loài chim thông minh nhưng thù dai nhất hành tinh?
Candace Savage - một nhà quan sát chim lâu năm đồng thời là nhà văn thiên nhiên cho biết loài quạ rất thông minh, chúng thậm chí còn có thể chơi khăm nhau.
Loài quạ đang sở hữu một kỹ năng sinh tồn độc nhất vô nhị, chưa từng thấy trong thế giới động vật hoang dã của Úc.
Có thể nhiều người chưa biết, nhưng một trong những loài chim thông minh nhất thế giới chính là quạ. Chúng thậm chí có thể bắt chước tiếng người, và có trí tuệ vượt trội so với một số loài chim nổi tiếng lanh lợi như khướu, vẹt két...
Trí thông minh đáng kinh ngạc của loài quạ: bằng đứa trẻ 5-7 tuổi
Nghiên cứu hành vi thực hiện các yêu cầu của con người ở quạ cho thấy đây là loài động vật thông minh tương đương với một đứa trẻ.
Trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia thuộc Đại học Auckland, New Zealand, tiến hành thử nghiệm với 6 con quạ New Caledonian, có nguồn gốc từ các quần đảo ở tây nam Thái Bình Dương. Theo Popsci, khả năng suy luận và sự khéo léo được quan sát qua hành vi lấy thức ăn bị chìm bên dưới những chiếc ống nhỏ.
Để lấy thức ăn, quạ dùng mỏ ngậm những viên đá dưới đất và thả xuống ống. Khi vật nặng được thả xuống nước, mẩu thức ăn sẽ trồi lên và chúng dễ dàng dùng mỏ quặp lấy.
Trước đó, chúng được chuyên gia huấn luyện bài tập thả đá vào các ống nhỏ không có nước. Trong thí nghiệm khác với bài tập huấn luyện, với những chiếc ống chứa nước và cát, chúng ưu tiên thả đá xuống ống nước thay vì ống đựng cát. Để thả xuống nước, chúng lựa chọn vật dễ chìm và có tính rắn thay vì vật nhẹ, dễ trôi nổi và có tính rỗng. Giữa hai ống đầy nước, quạ sẽ thả đá xuống chiếc ống có mực nước cao hơn.
Theo kết quả nghiên cứu, nhóm chuyên gia kết luận rằng quạ là loài động vật khá thông minh. Sự nhận biết của chúng dù chưa hoàn thiện nhưng có thể đánh giá là tương đương với một đứa trẻ từ 5-7 tuổi, ABC News dẫn lời Sarah Jelbert, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho hay.
Các nghiên cứu trước đó từng phát hiện nhiều khả năng khác ở quạ New Caledonian. Chúng thường tự tạo công cụ từ các cành cây nhỏ và xén tỉa thành dạng móc câu để lôi ấu trùng sâu bọ hay kiến ra khỏi lỗ trên thân cây. Loài động vật này có thể ghi nhớ khuôn mặt và có sự ác cảm với con người vì coi đây là một mối đe dọa.
Tình thù dai
Được xếp vào nhóm động vật thông minh nhất hành tinh, quạ là loài duy nhất không thuộc linh trưởng mà có thể tạo và sử dụng công cụ lao động.
Nhiều nghiên cứu khoa học được công bố rộng rãi trên tạp chí khoa học và truyền thông trong 10 năm nay càng chứng minh bộ óc đầy tiềm năng của loài vật gắn liền điềm xui xẻo này.
Trong nhiều thí nghiệm, người ta thấy quạ dùng que củi để móc thức ăn ngoài tầm với, bẻ cong thanh kim loại mỏng để làm công cụ mặc dù trước đó chưa hề được tiếp xúc.
Và để dụ quạ lấy được thức ăn, các nhà khoa học dựng lên hệ thống gồm 8 bước, thí nghiệm chứng minh quạ có thể giải quyết lần lượt vấn đề phức tạp theo trình tự chính xác.
Quạ được cho rằng có thể hiểu phương pháp tư duy loại suy - một yếu tố cho thấy trí thông minh bậc cao.
Chia sẻ trên Thời báo New York, nhóm nghiên cứu tại ĐH Washington (Mỹ) kết luận quạ có thể nhớ mặt kẻ xấu và chia sẻ mối nguy hiểm đó đến đời con và bầy đàn.
Quạ có bộ óc thông minh và trí nhớ tốt, ghi nhớ một số chi tiết đặc trưng như diện mạo kẻ xấu, phương thức hành động, thậm chí sau 1 tháng và 2 năm sau, tỉ lệ quạ trong thí nghiệm ghi nhớ chuyện cũ tăng gấp đôi. Theo nhóm, quan sát là cách để loài này học cách thích nghi.
Trong khi đó, ông Kevin J. McGowan chuyên nghiên cứu chim tại PTN Cornell (New York) đã tiến hành bẫy và làm dấu lên quạ trong 20 năm. Ông cho biết sau khi thả chúng ra ông thường xuyên bị đeo bám bởi những cá thể được ông cho ăn lạc; ngược lại ông cũng bị quấy rối bởi những cá thể từng bị ông giam cầm.
Tính thù dai của quạ còn được nghiên cứu trong một số thí nghiệm khác khi chúng bay qua vùng đất từng bị săn bắn, cả đàn sẽ thay đổi đội hình bay. Thỉnh thoảng người ta thấy quạ còn lập ra "phiên tòa" nơi bầy quạ vây quanh và phán xử một cá thể "phạm tội", chẳng hạn ăn cắp thức ăn của quạ con.
Quạ nuôi con của kẻ thù để chuộc lỗi
Sau khi đoạt mạng đối thủ trong trận không chiến, một con quạ chân đỏ đã nuôi những đứa con của kẻ địch.
Claire Mucklow, một chuyên gia của Hiệp hội Bảo vệ Chim hoàng gia tại Anh, cùng các đồng nghiệp chứng kiến cảnh tượng hai con quạ chân đỏ đực không chiến phía trên những vách đá ở bán đảo Lizard, hạt Cornwall, Anh để tranh giành địa phận, Telegraph đưa tin.
Sau khi một trong hai "chiến binh" chết trong trận đấu, "vợ" của nó biến mất, để lại mấy quả trứng trên vách đá.
"Có thể con quạ chân đỏ cái đã lao xuống đất để tự sát, hoặc nó đã trốn vì sợ kẻ chiến thắng sẽ sát hại nó", Mucklow nói.
Dường như cảm thấy ân hận, con quạ chiến thắng đã ấp những quả trứng của đối thủ cho tới khi chúng nở. Sau đó nó kiếm mồi cho lũ quạ con và dạy chúng bay trong ba tuần. Nó chỉ rời bỏ lũ quạ con khi chúng đã có khả năng kiếm mồi và bảo vệ bản thân.
"Tôi nghĩ đây là lần đầu tiên giới khoa học chứng kiến hành vi mang tính vị tha như thế này ở loài quạ chân đỏ", Mucklow bình luận.
Quạ chân đỏ sống trên các vách đá ven biển và kiếm côn trùng trên các bãi cỏ. Chúng từng là loài chim khá phổ biến tại Anh, song ngày nay số lượng của chúng giảm nghiêm trọng.
Video về loài quạ thông minh: