11 sự thật kinh ngạc về nền kinh tế Nga
Khi Nga tiếp tục cố gắng khẳng định mình là một cường quốc toàn cầu, đất nước này phải đối mặt với nhiều vấn đề như tiền tệ biến động mạnh, dân số giảm và nền kinh tế phụ thuộc lớn vào dầu khí.
Sau Thế chiến II, Liên Xô nổi lên như một siêu cường toàn cầu cạnh tranh với Mỹ.
Nhưng khi Liên Xô sụp đổ vào đầu những năm 1990 và hợp nhất lại thành Nga, họ phải tái phát triển nền kinh tế. Trong những thập kỷ sau đó, quốc gia này đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh kinh tế.
Khi Nga tiếp tục cố gắng khẳng định mình là một cường quốc toàn cầu, đất nước này phải đối mặt với nhiều vấn đề như tiền tệ biến động mạnh, dân số giảm và nền kinh tế phụ thuộc lớn vào dầu khí.
Dưới đây sẽ là 11 sự thật đáng kinh ngạc về nền kinh tế của Nga:
1. Nga mất đi khoảng 700 người mỗi ngày.
Dân số Nga đang giảm khoảng 700 người mỗi ngày, tương đương hơn 250.000 người mỗi năm, theo Eurasia Daily Monitor.
Một số thành phố, như Murmansk, đã trải qua sự suy giảm dân số hơn 30% kể từ khi Liên Xô sụp đổ.
Sự sụt giảm này một phần là do nhân khẩu học già cỗi, tỷ lệ nhập cư giảm và chính phủ thất bại trong việc thực thi các chính sách về sức khỏe và thực phẩm. Một số nhà quan sát đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây, điều này đã góp phần vào sự nghèo đói và bất ổn kinh tế của Nga.
Sự suy giảm có thể tiếp tục gây ra vấn đề cho nền kinh tế Nga trong nhiều năm tới.
2 . Nga có hơn 460 tỷ USD trong quỹ dự trữ.
Nga có hơn 460 tỷ USD dự trữ, với mức dư nợ chiếm 29% tổng sản phẩm quốc nội và 15,9 tháng bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu.
Những thống kê kinh tế vĩ mô cơ bản này khiến các chuyên gia tin rằng Nga có thể chịu được một số cú sốc toàn cầu, ngay cả khi tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức thấp khoảng 1,5%.
3. Sản lượng kinh tế của Nga đã giảm 45% trong thập kỷ sau khi Liên Xô tan rã.
Từ năm 1989 đến năm 1998, sản lượng kinh tế của Nga giảm 45%, do những cải cách kinh tế sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 tác động. Đến năm 2000, GDP của quốc gia chỉ bằng khoảng từ 30% đến 50% sản lượng trước khi sụp đổ.
Một số yếu tố được quy cho là do các cuộc suy thoái sau quá trình chuyển đổi gây ra, tất cả đã làm cho nền kinh tế Nga trở thành một thời kỳ hỗn loạn với các chính sách kinh tế kém hiệu quả.
4. Dầu và khí đốt chiếm 59% xuất khẩu của Nga.
Nga là một quốc gia dồi dào dầu mỏ và nền kinh tế Nga phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên đó.
Vào cuối năm ngoái, sản lượng dầu của Nga đã ở mức cao nhất mọi thời đại, ở mức 11,16 triệu thùng mỗi ngày, theo Reuters.
Trong năm 2017, khí đốt chiếm 59% sản lượng xuất khẩu của Nga và 25% tổng doanh thu của Nga, theo Ngân hàng Thế giới.
5. Hơn 13% người Nga sống trong nghèo khổ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố trong bài phát biểu quốc gia năm ngoái rằng ông sẽ giảm một nửa tình trạng nghèo đói của Nga, hiện đang tác động đến hơn 13% dân số. Thống kê chính thức của nhà nước Nga vào thời điểm đó cho thấy 19,3 triệu người Nga sống dưới mức nghèo khổ, theo Thời báo Ailen.
Bài phát biểu nhấn mạnh khoản đầu tư 25,7 nghìn tỷ Rúp – tương đương 380 tỷ USD - trong việc hiện đại hóa y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, nhà ở và nông nghiệp của Nga để giúp những người có nhu cầu và có khả năng kiềm chế sự suy giảm dân số của Nga.
6. Nga có hơn 70 tỷ phú.
Tại Nga, khoảng cách giữa những người giàu có và người nghèo rất lớn và Moscow thường đứng đầu danh sách các thành phố toàn cầu có nhiều tỷ phú nhất - ở Nga nói chung có hơn 70 tỷ phú. Nhiều tỷ phú đã có được sự giàu có của họ trong những năm 1990.
Những người đứng đầu có rất nhiều ảnh hưởng trong chính phủ Nga và họ đã bắt đầu đầu tư vào phương Tây, ví dụ như tỷ phú Mikhail Prokhorov đã đầu tư vào đội thể thao Brooklyn Nets của NBA.
7. Đồng tiền của Nga, đồng rúp, đã giảm giá trị 50% trong thập kỷ này.
Nền kinh tế Nga đã chịu một cuộc khủng hoảng tài chính đáng kể từ năm 2014 đến 2017, khiến giá trị của đồng Rúp bị giảm đi một nửa.
Năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Nga đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với đồng Rúp khiến nó chạm mức thấp nhất trong hai năm (với tỷ giá 69,40 đồng rúp /USD). Trong năm 2013, đồng rúp ở mức 33 đồng Rúp/USD.
Cuộc khủng hoảng kinh tế nguyên nhân lớn là do giá dầu đã giảm mạnh trong năm 2014 và các lệnh trừng phạt quốc tế áp đặt lên Nga khi nước này can thiệp quân sự vào Ukraine.
8. Mức lương trung bình hàng tháng ở Nga là 670 USD – 15 triệu đồng.
Nga được xếp hạng trong 10 quốc gia hàng đầu về sản xuất kinh tế. Nhưng mặc dù GDP cao hơn so với phần còn lại của thế giới, mức lương trung bình hàng tháng của Nga chỉ là 670 USD - hay 42.413 rúp.
Mức này đã tăng lên khoảng 50% kể từ năm 2016 - khi đó là 437 USD.
9. Sản lượng tiêu thụ rượu vodka của Nga đã giảm hơn 50% trong 20 năm qua.
Vào đầu thiên niên kỷ, người Nga đã mua khoảng 2146 triệu lít vodka.
Vào năm 2015, con số đó đã giảm hơn 50%, trong khi mức tiêu thụ rượu sâm banh đã tăng từ 183 triệu lít lên 236 triệu lít.
Theo BBC, sự thay đổi nảy xảy ra là do sự tây phương hóa văn hóa Nga trong hai thập kỷ qua, người Nga đã chuyển hướng nhiều hơn sang bia và rượu vang.
10. Nga đã đầu tư hơn 250 triệu USD vào ngành công nghiệp kim cương của Zimbabwe.
Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô đã tranh giành ảnh hưởng ở Châu Á, và bây giờ Nga đã hướng mắt về Châu Phi. Cả Nga và Trung Quốc đã đầu tư lớn trên khắp lục địa và đang cố gắng củng cố ảnh hưởng của họ.
Vào tháng 1, Nga đã đầu tư 267 triệu USD vào ngành công nghiệp kim cương của Zimbabwe.
11. Nga đã chi 50 tỷ USD cho Thế vận hội mùa đông 2014.
Khi Thế vận hội mùa đông được dự kiến tổ chức tại thành phố Sochi của Nga, chính phủ đã chi hơn 50 tỷ USD để thành phố chuẩn bị sẵn sàng cho sự kiện này. Đầu tư không chỉ bao gồm việc xây dựng các địa điểm thể thao và khách sạn mới, mà cả đường, cầu, đường ống khí áp suất thấp, và các dự án cơ sở hạ tầng khác.
Nhưng khoản đầu tư dường như đang có hiệu quả: Các quan chức Nga báo cáo 6,5 triệu người đã đến thăm thị trấn nghỉ dưỡng vào năm 2017.
Năm 2018, Nga đã tổ chức giải bóng đá World Cup, giải đấu được cho là đã tiêu tốn hơn 11 tỷ USD cho công tác xây dựng và chuẩn bị.
Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/11-su-that-kinh-ngac-ve-nen-kinh-te-nga-557317.html