17 cá thể động vật được thả về rừng ở Quảng Bình: Cực hiếm!

Mới đây, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc VQG Phong Nha - Kẻ Bàng phối hợp với Hạt Kiểm lâm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã thả 17 cá thể động vật quý hiếm về tự nhiên.

Ngày 2/8, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc VQG Phong Nha- Kẻ Bàng đã hoàn tất công tác cứu hộ và kiểm dịch về môi trường tự nhiên đối với 17 cá thể động vật hoang dã tại VQG Phong Nha-Kẻ Bàng.

Ngày 2/8, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc VQG Phong Nha- Kẻ Bàng đã hoàn tất công tác cứu hộ và kiểm dịch về môi trường tự nhiên đối với 17 cá thể động vật hoang dã tại VQG Phong Nha-Kẻ Bàng.

Những cá thể trên được xác định là loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, thuộc nhóm IB, IIB. 17 cá thể động vật hoang dã được thả, gồm: 2 cầy vòi hương, 1 cầy vòi mốc, 3 khỉ vàng, 1 khỉ cộc, 3 khỉ đuôi lợn, 3 rùa hộp trán vàng miền Bắc, 3 rùa hộp trán vàng miền Trung, 1 rùa sa nhân.

Những cá thể trên được xác định là loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, thuộc nhóm IB, IIB. 17 cá thể động vật hoang dã được thả, gồm: 2 cầy vòi hương, 1 cầy vòi mốc, 3 khỉ vàng, 1 khỉ cộc, 3 khỉ đuôi lợn, 3 rùa hộp trán vàng miền Bắc, 3 rùa hộp trán vàng miền Trung, 1 rùa sa nhân.

Cầy vòi hương có tên khoa học là Paradoxurus hermaphroditus, nặng 3 – 5 kg, dài thân 480 – 700mm, dài đuôi 400 – 660mm. Bộ lông nền màu xám. Có sọc đen chạy từ đầu dọc theo lưng đến gốc đuôi. Vai và hông mốc xám bẩn.

Cầy vòi hương có tên khoa học là Paradoxurus hermaphroditus, nặng 3 – 5 kg, dài thân 480 – 700mm, dài đuôi 400 – 660mm. Bộ lông nền màu xám. Có sọc đen chạy từ đầu dọc theo lưng đến gốc đuôi. Vai và hông mốc xám bẩn.

Cầy vòi mốc có tên khoa học là Paguma larvata. Không giống như các loài cầy khác, cầy vòi mốc có màu nâu vàng hoặc xám, không có các đốm và sọc trên cơ thể, chỉ có một sọc trắng kéo dài từ trán xuống mũi.

Cầy vòi mốc có tên khoa học là Paguma larvata. Không giống như các loài cầy khác, cầy vòi mốc có màu nâu vàng hoặc xám, không có các đốm và sọc trên cơ thể, chỉ có một sọc trắng kéo dài từ trán xuống mũi.

Khỉ vàng có tên khoa học Macaca mulatta, là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB. Toàn thân màu nâu vàng. Con trưởng thành mặt có màu đỏ. Lông trên đỉnh đầu rất ngắn. Phía sau thân màu nâu nhạt hơn phía trước.

Khỉ vàng có tên khoa học Macaca mulatta, là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB. Toàn thân màu nâu vàng. Con trưởng thành mặt có màu đỏ. Lông trên đỉnh đầu rất ngắn. Phía sau thân màu nâu nhạt hơn phía trước.

Theo các chuyên gia, khỉ vàng sống theo đàn. Mỗi đàn có từ 10 - 15 cá thể, trong đó có một cá thể đực đầu đàn. Loài khỉ này hoạt động ban ngày, phạm vi hoạt động cả dưới đất lẫn trên cây.

Theo các chuyên gia, khỉ vàng sống theo đàn. Mỗi đàn có từ 10 - 15 cá thể, trong đó có một cá thể đực đầu đàn. Loài khỉ này hoạt động ban ngày, phạm vi hoạt động cả dưới đất lẫn trên cây.

Khỉ cộc (danh pháp: Macaca arctoides), còn gọi là Khỉ mặt đỏ là loài khỉ phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á.

Khỉ cộc (danh pháp: Macaca arctoides), còn gọi là Khỉ mặt đỏ là loài khỉ phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á.

Chúng có màu lông sẫm pha đỏ, nâu hoặc đen ở phần trên của cơ thể, mặt đỏ. Khỉ mặt đỏ nằm trong danh mục Sách đỏ Việt Nam.

Chúng có màu lông sẫm pha đỏ, nâu hoặc đen ở phần trên của cơ thể, mặt đỏ. Khỉ mặt đỏ nằm trong danh mục Sách đỏ Việt Nam.

Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina. Tên gọi của nó xuất phát từ hình dáng chiếc đuôi giống như đuôi của loài lợn. Đây là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ Cercopithecidae. Nó có bộ lông màu nâu nhạt, đỉnh đầu dẹt với màu lông nâu đậm, hai bên má lông dài, rậm, màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt.

Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina. Tên gọi của nó xuất phát từ hình dáng chiếc đuôi giống như đuôi của loài lợn. Đây là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ Cercopithecidae. Nó có bộ lông màu nâu nhạt, đỉnh đầu dẹt với màu lông nâu đậm, hai bên má lông dài, rậm, màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt.

Rùa hộp trán vàng miền Bắc (tên khoa học là Cuora galbinifrons) là loài động vật quý hiếm. Mai của chúng khá cao, gồ lên so với ven rìa mai. Thêm nữa, mai thường có màu nâu hoặc đen sẫm, xen kẽ giữa lưng là dải sọc màu vàng nhạt.

Rùa hộp trán vàng miền Bắc (tên khoa học là Cuora galbinifrons) là loài động vật quý hiếm. Mai của chúng khá cao, gồ lên so với ven rìa mai. Thêm nữa, mai thường có màu nâu hoặc đen sẫm, xen kẽ giữa lưng là dải sọc màu vàng nhạt.

Rùa hộp trán vàng miền Trung có tên khoa học là Cuora bourreti. Loài rùa này sinh sống ở các tỉnh miền Trung Việt Nam (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Kon Tum). Chúng sinh sống ở độ cao tối thiểu 300 mét đến độ cao tối đa là 1.800 mét.

Rùa hộp trán vàng miền Trung có tên khoa học là Cuora bourreti. Loài rùa này sinh sống ở các tỉnh miền Trung Việt Nam (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Kon Tum). Chúng sinh sống ở độ cao tối thiểu 300 mét đến độ cao tối đa là 1.800 mét.

Rùa sa nhân (tên khoa học là Cuora mouhotii), thuộc nhóm IIB, nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Đây là loại động vật nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Đây là loài rùa cỡ trung bình, lưng phẳng có 3 gờ nổi rõ (nhưng không có vệt xám đen). Trong đó, 1 gờ ở giữa lưng và 2 gờ chạy dọc từ tấm vẩy 1 đến 4 trên mai.

Rùa sa nhân (tên khoa học là Cuora mouhotii), thuộc nhóm IIB, nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Đây là loại động vật nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Đây là loài rùa cỡ trung bình, lưng phẳng có 3 gờ nổi rõ (nhưng không có vệt xám đen). Trong đó, 1 gờ ở giữa lưng và 2 gờ chạy dọc từ tấm vẩy 1 đến 4 trên mai.

Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/17-ca-the-dong-vat-duoc-tha-ve-rung-o-quang-binh-cuc-hiem-1732301.html