17 nhà truyền giáo Mỹ và Canada bị bắt cóc ở Haiti
Hôm 17/10 (giờ địa phương), Bộ viện trợ Cơ đốc cho biết, một nhóm truyền giáo Mỹ và Canada đã bị bắt cóc ở Haiti, một dấu hiệu nữa cho thấy các tình trạng bạo lực băng đảng của Caribe đang ngày một leo thang, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và chính trị.
Hôm 16/10, xe buýt của họ đã bị cướp sau khi nhóm đến thăm một trại trẻ mồ côi ở Haiti khi bên ngoài thủ đô Port-au-Prince, theo lời kể của các nhà truyền giáo khác, trong bối cảnh các vụ bắt cóc tại đang gia tăng mạnh mẽ quốc gia này sau vụ sát hại Tổng thống Jovenel Moise.
Bộ Viện trợ Cơ đốc có trụ sở tại Ohio cho biết họ không có thông tin về ai hay tổ chức nào đứng đằng sau vụ bắt cóc cũng như địa điểm các nhà truyền giáo bị đưa đi, bao gồm 16 người Mỹ và một người Canada.
Phát ngôn viên của lực lượng cảnh sát Haiti cho biết, họ không có bất kỳ thông tin nào để cung cấp về vụ việc. Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo họ đã tiếp nhận các báo cáo, trong khi Chính phủ Canada chia sẻ với truyền thông về việc hợp tác với chính quyền địa phương để thu thập thêm thông tin.
Haiti đang chứng kiến sự leo thang về số lượng các vụ bắt cóc trong nhiều tháng trở lại đây, trong bối cảnh nền kinh tế của quốc gia nghèo khó này đang có dấu hiệu sụp đổ. Các nạn nhân thường đến từ tầng lớp trung lưu - giáo viên, linh mục, nhân viên công chức, chủ doanh nghiệp nhỏ - những người không thể thuê vệ sĩ nhưng đủ khả năng trả tiền chuộc.
Những người di cư Haiti vào tháng 9 đã tập trung tại biên giới giữa Mỹ và Mexico với hy vọng tìm kiếm những cơ hội “đổi đời”, dẫn đến quyết định của chính phủ Mỹ về việc trục xuất khoảng 7.000 người trong số họ.
Các chuyên gia an ninh tin rằng một băng nhóm có tên gọi “400 Mawozo” đã tham gia vào vụ bắt cóc các nhà truyền giáo. Nhóm này thống trị khu vực Croix-des-Bouquets, phía đông Port-au-Prince, gần địa điểm các nhà truyền giáo được cho là đã bị bắt cóc.
400 Mawozo bị tình nghi có liên quan đến vụ bắt cóc một nhóm linh mục và nữ tu bao gồm công dân Pháp hồi tháng 4 tại cùng khu vực.
"Chúng tôi cần theo dõi xem họ đang ở đâu và xem liệu các cuộc đàm phán - mà không phải trả tiền chuộc - có khả thi hay không, hoặc làm bất cứ điều gì chúng tôi cần làm, trên mặt trận quân sự hoặc cảnh sát", Adam Kinzinger, Hạ nghị sĩ Mỹ, cho biết.