18 mô hình/giải pháp tham dự 'Cuộc thi Sáng tạo Thanh-thiếu niên, nhi đồng toàn quốc' lần thứ 17 (2021)
Cuộc thi Sáng tạo Thanh-thiếu niên nhi đồng toàn quốc do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Đài Truyền hình Việt Nam và Quỹ hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức hàng năm cho các em thanh thiếu niên nhi đồng trong cả nước từ 6 - 18 tuổi, nhằm khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo, đồng thời giúp các em trao dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng sáng tạo, xây dựng ước mơ trở thành nhà sáng chế trong tương lai.
Ban sơ tuyển tỉnh Tây Ninh (gồm Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn Tây Ninh) đã chọn 18 mô hình/giải pháp tham dự Cuộc thi Sáng tạo Thanh-thiếu niên nhi đồng toàn quốc.
Trong số các mô hình/giải pháp trên, nhiều đề tài, nội dung tiếp cận những vấn đề thời sự đất nước, địa phương và sự phát triển kinh tế-xã hội của Tây Ninh gồm: “Một số giải pháp phát triển thương hiệu mãng cầu Bà Đen trong giai đoạn hiện nay” (Nguyễn Việt Quang, Nguyễn Ngọc Tuyết - Lớp 10 Văn, Trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha); “Đánh giá hiệu quả nguồn nước từ mô hình Aquaponics "cà cuống - rau muống" lên sự phát triển của rau muống” (Phạm Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Ngọc Lam Như - Lớp 10A5, Trường THPT Quang Trung); “Nghiên cứu lai tạo giống cây mãng cầu tứ bội bằng cochicin cho ra cây mãng cầu không hạt” (Nguyễn Quốc, Cao Việt Trọng - Lớp 8A3, Trường THCS Chu Văn An, TP Tây Ninh); “Hệ thống điều khiển tự động đa chức năng chăm sóc cây trồng thông qua smartphone và vi điều khiển arduino sử dụng nguồn năng lượng mặt trời” (Bùi Hồng Phúc, Nguyễn Quốc Danh - Lớp 10C3 và 11C3 Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, huyện Gò Dầu); “Nghiên cứu quá trình sinh trưởng và quy trình trồng nấm rơm trong nhà” (Võ Minh Trí - 11C4, Trường THPT Nguyễn Trung Trực); “Chiếc đèn ngủ Toán học” (Nguyễn Gia Phúc, Lê Hoàng Nhân - Lớp 9A4, Trường THCS Bàu Đồn, huyện Gò Dầu); “GeoCard-Bộ thẻ thông minh học hình học không gian lớp 11” (Trần Thị Tuệ Mẫn, Nguyễn Đặng Gia Phúc - Lớp 11A2 và 11A5, Trường THPT Tây Ninh); “Hệ thống xử lý hình ảnh áp dụng trí tuệ nhân tạo vào điều khiển thiết bị điện bằng động tác cơ thể cho trẻ nhỏ và người khuyết tật” (Nguyễn Chí Tính, Hồ Trần Trung Nghiêm - Lớp 9A3 và 9A1Trường THCS Lê Lợi, huyện Tân Châu); “Dự án cảnh báo rò rỉ khí độc(NH3, nox, ancol, benzen, khói, CO2,..) trong tiết thực hành thí nghiệm môn hóa học của học sinh trường THCS Lê Lợi huyện Tân Châu” (Nguyễn Chí Tính - Lớp 9A3 Trường THCS Lê Lợi, huyện Tân Châu);
“Thông tin xấu độc trên mạng xã hội facebook thực trạng và giải pháp cho học sinh trường THPT Trần Đại Nghĩa, TP. Tây Ninh” (Phan Thị Ngọc Diễm, Đặng Thùy Dương - Lớp 12A6, Trường THPT Trần Đại Nghĩa, TP Tây Ninh); “Hội chứng Nomophobia- nỗi sợ thiếu điện thoại” (Trần Mỹ Khánh, Ngô Lê Thúy Vy - Lớp 10A6, Trường THPT Lý Thường Kiệt, thị xã Hòa Thành); “Chứng hay quên ở tuổi dậy thì và cách rèn luyện trí nhớ cho học sinh trên địa bàn thành phố Tây Ninh” (Huỳnh Quốc Tới, Nguyễn Hoàng Bảo Như - Lớp 9A1, Trường THCS Nguyễn Tri Phương); “Tái chế rác thải nhựa thành chú voi xịt thuốc khử khuẩn cảm biến” (Lê Nguyễn Hồng Thắm, Võ Phan Vân An - Lớp 9A1, Trường THCS Nguyễn Văn Ân, huyện Bến Cầu); “Hệ thống lọc nước đa năng” (Phạm Thanh Hua, Phạm Đức Hậu - Lớp 8A2, Trường THCS Thiện Ngôn, huyện Tân Biên)…
Ngoài việc thực hiện các mô hình, biểu đồ, hình ảnh minh họa, các giải pháp còn đính kèm video clip ghi lại quá trình sáng tạo, vận hành, thực nghiệm mô hình… để tăng tính thuyết phục và chứng minh hiệu quả của mô hình/giải pháp. Do tình hình dịch bệnh Covid-19, Ban sơ tuyển Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Tây Ninh chỉ tuyển chọn trên cơ sở bản thuyết minh, mô hình, hình ảnh, video clip mà không triệu tập các tác giả thanh thiếu niên tập trung thuyết minh.