2 cách uống nước khiến thận chịu hành hạ mỗi ngày
Uống nước rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu uống sai cách có thể dẫn đến hậu quả không ngờ.
2 kiểu uống nước hại thân
Uống nước thực sự rất quan trọng đối với sức khỏe bởi nước tham gia vào hầu hết mọi hoạt động của cơ thể. Hơn 60% cơ thể con người được cấu tạo từ nước, giữ cho cơ thể đủ nước trong mới đảm bảo sự cân bằng của quá trình trao đổi chất và chất điện giải.
Tuy nhiên, 2 kiểu uống nước dưới đây có thể gây hại cho cơ thể
1. Chỉ uống nước khi khát
Uống nhiều nước tốt cho sự tăng trưởng và sức khỏe, đồng thời đẩy nhanh quá trình "giải độc" của cơ thể. Tuy nhiên, uống nhiều nước sẽ làm tăng lượng nước tiểu và đi vệ sinh thường xuyên hơn. Nhiều người cho rằng, đi tiểu thường xuyên là dấu hiệu của bệnh "thận yếu", nhưng thực tế, càng uống nhiều nước càng giảm bớt khối lượng công việc cho thận.
Bởi công việc quan trọng nhất của thận là "giải độc" và nước chính là công cụ "giải độc" tốt nhất. Càng uống nhiều nước, thận càng dễ dàng hơn trong việc bài tiết, thải độc.
Nhưng nếu đợi đến khi khát mới uống nước thì rất có thể đã "quá muộn". Khi một người cảm thấy khát thì lượng nước mất đi trong cơ thể con người đã lên tới 1% cân nặng và các chức năng của cơ thể bị ảnh hưởng, tăng gánh nặng cho thận.
2. Uống trà đặc thay nước trong thời gian dài
Nhiều người có sở thích uống trà đặc và thậm chí uống thay nước lọc hàng ngày vì nghĩ điều này rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trà rất giàu axit oxalic. Uống trà điều độ có thể đóng vai trò chống oxy hóa và rất tốt cho sức khỏe nhưng uống trà đặc thường xuyên có thể dẫn đến lượng oxalat niệu cao và thậm chí hình thành sỏi đường tiết niệu.
Cùng với đó, trà có chứa hàm lượng florua cao. Trà càng đặc thì hàm lượng florua càng cao. Thận là cơ quan chính bài tiết florua. Khi lượng florua hấp thụ quá cao, khả năng bài tiết của thận bị quá tải khiến florua tích tụ trong cơ thể, dẫn đến ngộ độc tích tụ mãn tính toàn thân. Trầm trọng hơn là có thể dẫn tới xơ vữa động mạch và cuối cùng là tổn thương thận .
Lợi ích của việc uống nước đúng cách
1. Ngăn ngừa bệnh gút
Bệnh gút là tình trạng viêm tái phát do tăng sinh tổng hợp và chuyển hóa purine trong cơ thể, sản xuất quá nhiều axit uric hoặc bài tiết axit uric kém dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể axit uric ở các mô khác nhau.
Vì vậy, uống nhiều nước và đi tiểu nhiều hơn sẽ giúp giảm sự lắng đọng axit uric trong cơ thể bệnh nhân. Ngay cả đối với những người khỏe mạnh, uống nhiều nước cũng có thể làm loãng nước tiểu và giảm cặn trong nước tiểu và giảm nguy cơ mắc gút.
Ngoài ra, uống nhiều nước còn có thể làm giảm số cơn gút cấp tính và mức độ đau đớn do chúng gây ra.
2. Bảo vệ đường ruột, tăng cường trao đổi chất
Đối với người cao tuổi, nếu muốn sống thọ và khỏe mạnh phải uống nhiều nước hơn. Không chỉ phải đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày mà còn phải duy trì thói quen tốt khi uống nước. Chẳng hạn như uống vào buổi sáng sau khi thức dậy có thể làm sạch ruột và dạ dày, giúp gan thực hiện công việc của mình.
Trước bữa trưa uống nước ít nhất một lần, sau bữa trưa trong vòng một giờ uống thêm nước để tăng cường khả năng tiêu hóa.
Vào lúc ba hoặc bốn giờ chiều, việc bổ sung nước đúng cách cũng giúp cơ thể sảng khoái. Uống trong vòng nửa giờ trước khi đi ngủ cũng có thể có lợi cho giấc ngủ, bảo vệ mạch máu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
3. Ngăn ngừa sỏi thận
Việc bổ sung nước giúp giảm hàm lượng natri trong máu. Nếu lượng nước nạp vào không đủ, canxi, axit oxalic... sẽ tích tụ. Độ hòa tan của các chất như phốt phát giảm và khả năng hình thành sỏi thận tăng.
Vì vậy, nếu muốn giảm nguy cơ sỏi thận, nên đảm bảo uống đủ nước và duy trì lượng nước tiểu hàng ngày ở mức 1000 ~ 2000 ml. Điều này sẽ giúp làm loãng nước tiểu và ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận.
Nguồn: Sohu