2 đặc sản ở Việt Nam có tên nhạy cảm nghe mà 'đỏ mặt', 1 loại siêu quý hiếm, chỉ dành cho vua chúa
Tên gọi kỳ lạ của hai loài cá này khiến người lần đầu nghe hay đọc tên chúng cứ tưởng mình nhầm. Bỏ qua yếu tố tên gọi, đây là 2 đặc sản miền biển rất được yêu thích ở Việt Nam lẫn nước ngoài.
Việt Nam là đất nước có đường bờ biển kéo dài đến khoảng 3.260 km từ Bắc xuống Nam. Thế nên nước ta có rất nhiều đặc sản vùng biển, trong đó cá là phổ biến nhất. Cá cu và cá cửng là 2 loại cá vô cùng đặc biệt, được yêu thích ở Việt Nam và nước ngoài. Nó gây chú ý còn bởi tên gọi lạ, gần như ai mới nghe thấy đều phải bật cười.
Cá cu đặc biệt phù hợp với phụ nữ sau sinh và trẻ em còi cọc vì nó giàu axit béo omega-3. Mùa xuân là mùa đánh bắt cá cu, thời điểm đó gần như nhà hàng đặc sản biển nào ở Đà Nẵng cũng đưa nó vào thực đơn và rất được lòng khách du lịch.
Thứ hai là cá cửng. Tương tự cá cu, cái tên cá củng cũng khiến mọi người ngơ ngác khi mới nghe. Trên thực tế đây không phải loại cá lạ gì, một số vùng vẫn gọi nó với cái tên thân thuộc hơn là cá tràu, cá trèo đồi.
Xưa kia cá cửng được ví là “lộc trời” ban, rất quý hiếm nên chỉ có vua chúa mới được thưởng thức. Loài cá này chủ yếu sống ở vùng hang động ngập nước thuộc xã Ninh Hải và Tổng Trường, huyện Hoa Lư. Số lượng của nó cũng không quá nhiều.
Cá cửng mình tròn, thuộc họ cá quả. Mùa đông chúng đào hang sâu để sống, ăn đất sét vàng trong hang. Sau 3 tháng ngủ li bì, cá tràu đợi mùa mưa mới xuất hiện. Nhờ có khả năng trườn tốt, cá cửng có thể leo lên khe nước ven chừng đồi, hồ trên núi hay những nguồn nước ven các khe đá.
Cá tràu có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau, nhưng ngon nhất vẫn là đem nấu canh chua. Hàng năm, cứ vào ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch, người dân ở khu vực có đặc sản cá cửng lại làm món này để dâng lên cúng, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
- Video: Cá sấu đoạt mạng chim kền kền trong ‘một nốt nhạc’. Nguồn: Tekweni.