2 điều 'đáng' để học ở ĐH Thăng Long
Học lý thuyết trên lớp, thực hành thực tế như tại các doanh nghiệp; chương trình đào tạo luôn sát với nhu cầu thị trường lao động… ĐH Thăng Long hướng đến đào tạo ra những cử nhân có thể bắt tay làm việc ngay sau khi ra trường.
Khi học đi đôi với hành
“Đáng” - là từ bạn Đoàn Vy Hiếu (sinh viên Khoa Kinh tế - Chuyên ngành Tài chính”) sử dụng khi nói về quá trình theo học tại Đại học Thăng Long. Bới Hiếu đã được học tập và trải nghiệm đáng với công sức và tiền bạc bỏ ra. Việc học kết hợp với thực hành làm nâng cao cảm hứng học tập và khả năng tiếp thu cho những sinh viên như Hiếu.
“Trường rất tạo điều kiện để sinh viên phát triển năng lực của bản thân. Ví dụ có các phòng seminar với đầy đủ máy chiếu và các thiết bị để sinh viên có thể sử dụng, bọn em đã sử dụng các phòng này để họp và lên kế hoạch tổ chức các sự kiện”, Hiếu cho biết.
Việc học tập tại trường của các sinh viên Đại học Thăng Long trở nên dễ dàng và thực tế hơn khi phương pháp học tập cũ “thầy giảng - trò chép” dần được xóa bỏ. Sinh viên được trải nghiệm và học tập thiên về thực hành nhiều hơn. Phá bỏ phương pháp giáo dục truyền thống chỉ giảng dạy lý thuyết, ít vận dụng thực tế; mô hình các lớp thực hành mô phỏng lấy người học làm trung tâm, tạo cho sinh viên có môi trường học tập và thực hành sát với môi trường làm việc thực tế của các doanh nghiệp.
“Em thấy Đại học Thăng Long có môi trường học mở, có các khu tự học, thư viện, thư viện ngoài trời,… cho sinh viên nâng cao khả năng tự học, tự do sáng tạo, và khả năng hoạch định cho tương lai”, cựu sinh viên Đinh Ngọc Anh, Khoa Quản trị kinh doanh.
Theo TS. Phan Huy Phú - Hiệu trưởng Trường Đại học Thăng Long, những đơn vị Ngân hàng, Khách sạn, Dịch vụ khi đến thăm các phòng thực hành của trường, đã có đánh giá rất cao. Do đó 100% sinh viên tốt nghiệp tại đây có việc làm với mức lương khởi điểm đáng mơ ước - 9,7 triệu đồng/tháng. (Theo khảo sát của Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội).
Đồng quan điểm với TS. Phan Huy Phú, ông Nguyễn Đức Hoài, Quản lý Nhân sự, Ngân hàng Eximbank miền Bắc khẳng định những sinh viên Đại học Thăng Long mà Eximbank tiếp cận là rất là “ok”, nhất là độ từng trải, chín chắn, hiểu sát với thực tế.
“Khi tiếp xúc với sinh viên các trường khác hầu như họ hiểu rất mơ hồ và chủ yếu là lý thuyết. Nên khi đến Ngày hội việc làm của trường Thăng Long tôi rất bất ngờ. Sinh viên ở đây có cái nhìn nhận sát với thực tế của yêu cầu công việc. Họ học sát với thực tế nên hiểu việc, từ đó thì đương nhiên là có chất lượng tuyển dụng cao”.
Đào tạo theo nhu cầu thị trường
Khác với các mô hình truyền thống, Đại học Thăng Long luôn nắm bắt nhu cầu của thị trường lao động, chú trọng đầu tư vào chương trình giảng dạy, mở các ngành học mới để theo kịp nhu cầu của nguồn nhân lực.
Mùa tuyển sinh 2019-2020, trường đưa vào 2 chuyên ngành mới là “Logistics - quản trị chuỗi cung ứng” và “Truyền thông đa phương tiện”. Đây là 2 ngành có nhu cầu cao về tuyển dụng, đòi hỏi về một lượng nhân lực lớn và có chất lượng cao. Thực tế khảo sát cho thấy khá đông nguyện vọng muốn theo học 2 ngành học này tại Đại học Thăng Long.
Đáng chú ý là rất nhiều cặp chị - em, anh - em trong một gia đình theo học tại đây. Đơn cử như trường hợp Trần Bình Minh, Minh có chị gái đang theo học Khoa Du lịch của trường. Khi được chị cho tham quan trường và giới thiệu về mô hình học tập tại đây, Minh khao khát sẽ trở thành tân sinh viên Truyền thông Đa phương tiện, Đại học Thăng Long.
“Ngành Truyền thông Đa phương tiện thì ưu tiên hàng đầu là phải được thực hành, được chạm vào máy móc phòng thu, do đó lựa chọn của em là Đại học Thăng Long”, Trần Bình Minh nói.
Không chỉ thuyết phục các bạn trẻ, 2 ngành đạo tạo mới của Đại học Thăng Long đang là lựa chọn của nhiều phụ huynh có tầm nhìn. Theo chị Đinh Hồng Hà, phụ huynh em Nguyễn Quỳnh Anh, chị muốn con theo học khoa Truyền thông Đa phương tiện tại Đại học Thăng Long là muốn con có thể tự tìm cho mình một công việc phù hợp sau khi ra trường.
“2 vợ chồng mình kinh doanh tự do nên không có nhiều mối quan hệ có lợi trong việc xin việc cho con, nên khi khi biết con muốn làm truyền thông, mình đã khuyên con học Thăng Long. Bởi mình biết tốt nghiệp ở đây sẽ không lo thất nghiệp”.
Bên cạnh đó, hệ thống điểm danh thông minh bằng nhận diện khuôn mặt (AI), tránh tình trạng gian lận trong học tập. Các môn học đại cương được giảm tải thời lượng học trên lớp hình thức học trực tuyến (online), hay hệ thống lớp học tương tác từ xa giúp tiết kiệm chi phí đi lại và xóa bỏ cản trở về địa lý cho người học… cũng là những yếu tố giúp 2 chuyên ngành mới là “Logistics - quản trị chuỗi cung ứng” và “Truyền thông đa phương tiện” trở nên hấp dẫn hơn.