2 giếng dầu sâu 10.000m báo tin vui kép vì hút được đá ngũ sắc hé lộ bí mật 60 triệu năm trước
Kho báu kép được khai mở dưới độ sâu hơn 10.000m.
Theo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, 2 giếng khoan tại Lưu vực Tarim, Tân Cương (Trung Quốc) và khu vực Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã báo tin vui khi đạt độ sâu hơn 10.000m. Cụ thể, khi đạt độ sâu này, 2 giếng khoan đã thu được khí và dầu ngưng tụ.
Cụ thể, giếng thứ nhất sâu hơn 11.000 được khoan từ tháng 5/2023 tại lưu vực Tarim - khu vực rất giàu dầu mỏ của Trung Quốc. Sau đó, vào tháng 7/2023, Trung Quốc khởi công khoan giếng sâu 10.520m tại Tứ Xuyên (Trung Quốc) - là nơi có trữ lượng khí đá phiến lớn nhất Trung Quốc.
Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) cho biết, giếng khoan dầu khí tại Lưu vực Tarim cho sản lượng hàng ngày là 13,5 tấn dầu và 42.000 mét khối khí đốt tự nhiên, gấp gần 5 lần sản lượng của các giếng lân cận. Dự trữ địa chất tại khu vực được xác nhận chứa khoảng 510 triệu mét khối khí đốt tự nhiên và 160.000 tấn dầu ngưng tụ.
Đáng chú ý, CCTV cho biết, cùng với việc khoan giếng dầu sâu hơn 10.000m, Trung Quốc đã thành công thu thập các mẫu đá ở độ sâu này. Đây cũng là lần đầu tiên Trung Quốc lấy được mẫu đá ở độ sâu hơn 10.000m.
Các mẫu đá được đưa lên bề mặt bằng dung dịch khoan sau khi mũi khoan phá vỡ đá. Các nhà địa chất thu thập, làm sạch và làm khô đá trước khi chọn lọc để nghiên cứu. Bằng cách phân tích các mẫu này, thông tin về đá nằm sâu trong quá trình hình thành có thể được thu thập theo thời gian thực.
Deng Yi, Giám đốc địa chất của Trung tâm giám sát mỏ dầu PetroChina Tarim cho biết, kể từ khi khoan giếng dầu này, hơn 8.000 mẫu đá ngầm quý giá đã được thu thập, phản ánh thông tin địa chất cổ xưa từ hơn 60 triệu - 500 triệu năm trước. Theo đó, các kỹ sư địa chất đã phát hiện ra nhiều điều thú vị từ những mẫu đá ngầm quý này.
Cụ thể, các mẫu đá quý này có nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau cung cấp thông tin cho nghiên cứu chuyên sâu về quá trình tiến hóa trầm tích và tích lũy dầu khí trong lưu vực chứa nhiều dầu khí, đồng thời cung cấp dữ liệu gốc chi tiết cho nghiên cứu khoa học địa tầng cực sâu và thăm dò tài nguyên.
Yang Guo, Giám đốc dự án Phòng Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển và Thăm dò Mỏ dầu PetroChina Tarim cho biết, sau khi phân tích và phát hiện loại đá thu thập được từ 2 giếng dầu này có nhiều vân sáng, có tên khoa học là đá silic. Loại đã này có độ cứng cao, tập hợp khoáng chất nhiều màu sắc nhất mà các nhà nghiên cứu từng thu thập được.
Về công nghệ khoan giếng dầu, nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng trí tuệ nhân tạo, thuật toán thông minh để phát triển một mô hình địa chất ba chiều với độ phân giải cấp mét, gồm cấu trúc, tính chất và thành phần đá. Mô hình này nhằm đặt trước các mục tiêu khoan, thiết kế đường dẫn giếng ngang và dự đoán các cấu trúc địa chất có thể xảy ra cũng như các cuộc 'chạm trán' dầu khí dưới lòng đất.
Cùng với đó, hệ thống khoan thông minh, được dẫn đường bởi công nghệ định vị mục tiêu 3D đóng vai trò là cơ quan trung tâm để điều khiển nhiều công cụ khác nhau. Tất cả công cụ, thiết bị được phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ khoan một cách chính xác.
Hơn nữa, thiết bị chụp ảnh dựa trên sóng điện từ được trang bị trên máy khoan như để các kỹ sư có thể giám sát quá trình thi công. Thiết bị này gửi sóng điện từ vào địa tầng và nhận tín hiệu phản xạ để khám phá các đặc tính điện và ranh giới của tầng địa chất.
Công nghệ khoan thông minh này đánh dấu bước đột phá thành công đầu tiên trong việc khai thác dầu khí từ các trữ lượng cụ thể này, là bằng chứng cho độ tin cậy của công nghệ mới nổi cho phép khoan hiệu quả, chi phí thấp đối với các nguồn tài nguyên dầu khí sâu của Trung Quốc.