2 loài linh trưởng quý hiếm sao được giám sát nghiêm tại Pù Hoạt?

Hai loài linh trưởng quý hiếm vừa được phát hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt khiến cơ quan chức năng lập tức giao cho cán bộ khu bảo tồn giám sát nghiêm ngặt, tránh nguy cơ bị tuyệt chủng.

Theo số liệu thống kế danh lục động vật của Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hoạt trong tổng số 589 loài, thì bộ linh trưởng có 8/589 loài, đặc biệt trong đó có 2 loài linh trưởng quý hiếm đang đứng trước tình trạng nguy cấp (VU) trong sách đỏ Việt Nam.

Theo số liệu thống kế danh lục động vật của Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hoạt trong tổng số 589 loài, thì bộ linh trưởng có 8/589 loài, đặc biệt trong đó có 2 loài linh trưởng quý hiếm đang đứng trước tình trạng nguy cấp (VU) trong sách đỏ Việt Nam.

2 loài linh trưởng này là voọc xám và vượn má trắng. Loài voọc xám này chỉ phân bố ở Thái Lan, Vân Nam (Trung Quốc), Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam, loài này hiện chỉ phân bố ở một số tỉnh từ vùng Tây Bắc đến Nghệ An.

2 loài linh trưởng này là voọc xám và vượn má trắng. Loài voọc xám này chỉ phân bố ở Thái Lan, Vân Nam (Trung Quốc), Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam, loài này hiện chỉ phân bố ở một số tỉnh từ vùng Tây Bắc đến Nghệ An.

Các quần thể voọc xám nhỏ đang đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng cá thể rất cao do tình trạng săn bắn và mất sinh cảnh. Vì vậy, bảo tồn voọc xám đang là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Các quần thể voọc xám nhỏ đang đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng cá thể rất cao do tình trạng săn bắn và mất sinh cảnh. Vì vậy, bảo tồn voọc xám đang là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Voọc xám có bộ lông màu tro xám nâu trên lưng. Phía bụng thì lông trắng. Lông trên đầu và đuôi đậm hơn. Xung quanh mắt và mồm voọc có vòng khoang trắng. Đặc biệt là voọc con lông vàng cam, đến 3 tháng tuổi thì thay màu lông xám.

Voọc xám có bộ lông màu tro xám nâu trên lưng. Phía bụng thì lông trắng. Lông trên đầu và đuôi đậm hơn. Xung quanh mắt và mồm voọc có vòng khoang trắng. Đặc biệt là voọc con lông vàng cam, đến 3 tháng tuổi thì thay màu lông xám.

Voọc xám sinh sống hoàn toàn trên cây. Thức ăn của chúng chủ yếu là lá. Voọc đực nặng khoảng 7 kg; voọc cái nhẹ hơn, chỉ khoảng 6 kg. Thân voọc dài 44–61 cm với phần đuôi dài hơn cả thân mình. Trung bình đuôi đo khoảng 65–86 cm.

Voọc xám sinh sống hoàn toàn trên cây. Thức ăn của chúng chủ yếu là lá. Voọc đực nặng khoảng 7 kg; voọc cái nhẹ hơn, chỉ khoảng 6 kg. Thân voọc dài 44–61 cm với phần đuôi dài hơn cả thân mình. Trung bình đuôi đo khoảng 65–86 cm.

Voọc xám sinh sống thành đàn vài ba con nhưng có thể lên đến 40 con. Loài này đang đứng trước tình trạng nguy cấp (VU) trong sách đỏ Việt Nam và bậc nguy cấp trong sách đỏ thế giới.

Voọc xám sinh sống thành đàn vài ba con nhưng có thể lên đến 40 con. Loài này đang đứng trước tình trạng nguy cấp (VU) trong sách đỏ Việt Nam và bậc nguy cấp trong sách đỏ thế giới.

Loài vượn đen má trắng - là loài vượn bản địa của Việt Nam, Lào và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Loài vượn đen má trắng - là loài vượn bản địa của Việt Nam, Lào và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Vượn đen má trắng tên khoa học Nomascus leucogenys, là linh trưởng quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam, số lượng loài còn dưới 300 con.

Vượn đen má trắng tên khoa học Nomascus leucogenys, là linh trưởng quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam, số lượng loài còn dưới 300 con.

Những nơi phân bố hiện nay của vượn đen má trắng gồm Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh), Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An), Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé (Lai Châu), Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên và Pù Luông (Thanh Hóa).

Những nơi phân bố hiện nay của vượn đen má trắng gồm Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh), Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An), Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé (Lai Châu), Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên và Pù Luông (Thanh Hóa).

Tại Nghệ An, một quần thể 455 con vượn đen má trắng gồm nhiều đàn nhỏ đã được phát hiện năm 2011 tại Vườn quốc gia Pù Mát, (huyện Con Cuông, Nghệ An), gần biên giới với Lào.

Tại Nghệ An, một quần thể 455 con vượn đen má trắng gồm nhiều đàn nhỏ đã được phát hiện năm 2011 tại Vườn quốc gia Pù Mát, (huyện Con Cuông, Nghệ An), gần biên giới với Lào.

Loài vượn má trắng có giá trị lớn về mặt khoa học. Vượn má trắng được coi là "lãng mạn" nhất trong số các loài linh trưởng vì chúng tán tỉnh và giao phối với các bạn đời của mình bằng những bài hát.

Loài vượn má trắng có giá trị lớn về mặt khoa học. Vượn má trắng được coi là "lãng mạn" nhất trong số các loài linh trưởng vì chúng tán tỉnh và giao phối với các bạn đời của mình bằng những bài hát.

Hiện nay quần thể voọc xám và vượn đen má trắng sẽ được giám sát vị trí, số lượng của loài ở Khu BTTN Pù Hoạt trên các tuyến. Cán bộ Khu BTTN Pù Hoạt tiếp tục thiết lập và tiến hành dự án giám sát, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn những mối đe dọa trực tiếp do săn bắn bất hợp pháp, các trường hợp vi phạm khác trong khu bảo tồn.

Hiện nay quần thể voọc xám và vượn đen má trắng sẽ được giám sát vị trí, số lượng của loài ở Khu BTTN Pù Hoạt trên các tuyến. Cán bộ Khu BTTN Pù Hoạt tiếp tục thiết lập và tiến hành dự án giám sát, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn những mối đe dọa trực tiếp do săn bắn bất hợp pháp, các trường hợp vi phạm khác trong khu bảo tồn.

Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/2-loai-linh-truong-quy-hiem-sao-duoc-giam-sat-nghiem-tai-pu-hoat-1596627.html