2021: Một thế giới đầy đau thương qua những khung hình
Năm 2021, Trái Đất trải qua nhiều bất ổn: Từ làn sóng dịch bệnh đến bất ổn chính trị với những đợt cháy rừng và lũ lụt kỷ lục, khiến con người chao đảo. Những khoảnh khắc ấn tượng nhất của thế giới trong suốt 12 tháng qua đang được điểm lại.
Làn sóng Covid-19 thứ hai trên thế giới cho thấy tốc độ lây lan nghiêm trọng hơn so với làn sóng thứ nhất khi số ca mắc mới trong ngày trên thế giới liên tiếp lập kỷ lục.
Một người đàn ông chạy trốn cái nóng trong khu giàn thiêu các nạn nhân Covid-19 ở một vùng ngoại ô thủ đô New Delhi, Ấn Độ, ngày 29/4, khi làn sóng lây nhiễm khủng khiếp đang nhấn chìm quốc gia Nam Á này. (Ảnh: AP)
Mỹ Latinh và vùng Caribe, tâm chấn mới của đại dịch Covid-19, đến nay cũng ghi nhận số người mắc Covid-19 vượt 6 triệu. Mỹ Latinh chiếm gần 1/3 số ca tử vong vì Covid-19 toàn cầu.
Tại châu Âu, lo ngại làn sóng Covid-19 thứ hai tại các nước trong khu vực, người Anh đổ xô trở về nước, buộc Chính phủ nước này phải siết chặt biện pháp cách ly. Chính phủ Anh cũng loại Pháp, Hà Lan, Malta và 3 quốc gia khác khỏi danh sách các nước được miễn trừ quy định về tự cách ly đối với công dân trở về từ các nước này.
Tờ Hindu đưa tin một công viên ở New Delhi đã được tận dụng làm địa điểm hỏa thiêu vì đài hóa thân quá tải. (Ảnh: Reuter)
Thủ đô của Ấn Độ hỏa táng nhiều thi thể đến nỗi các cơ quan chức năng đã nhận được yêu cầu chặt cây trong các công viên của New Delhi làm củi. Nhiều thi thể bị hỏa táng trong các “lò thiêu” tập thể.
Vào tháng 3, các nước châu Phi phải chiến đấu với dịch châu chấu tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Hàng tỷ con châu chấu sa mạc từ bán đảo Arab bay đến và càn quét các quốc gia châu Phi.
Stephen Mudoga (12 tuổi), đang cố gắng xua đuổi một bầy châu chấu trong trang trại của mình khi đi học về tại Elburgon, Kenya, vào ngày 17/3. (Ảnh: Reuters)
Hơn 140 trận cháy rừng xảy ra ở Hy Lạp trong đợt sóng nhiệt tồi tệ nhất từng xảy ra ở khu vực này trong mấy chục năm qua.
Một phụ nữ chạy khỏi nhà khi cháy rừng đe dọa ngôi làng của bà ở Gouves, đảo Evia, Hy Lạp, ngày 8/8. (Ảnh: Bloomberg)
Vụ cháy rừng ở California đã trở thành đám cháy lớn nhất ở Mỹ khi ngọn lửa đã càn quét trên một diện tích lớn hơn cả thành phố Los Angeles. Đã có 5 người mất tích và hàng ngàn người phải tháo chạy khỏi nhà.
Hình ảnh một lính cứu hỏa giữa rừng lửa ở California ngày 22/8. (Ảnh: Reuters)
Lượng rác thải nhựa đổ vào các hồ và đại dương đang tiếp tục tăng mạnh và có thể gấp đôi vào năm 2030, theo đánh giá của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP).
Hồ chứa nước Potpecko tại Serbia từng là điểm câu cá nổi tiếng, thu hút nhiều người đến thưởng ngoạn nhưng giờ đây đã biến thành một bãi rác nổi khổng lồ trên mặt nước, với mùi hôi thối khó chịu.
Rác ngập hồ Potpecko ở phía Tây Nam Serbia hôm 22/1. (Ảnh: Zing New)
Các bãi rác bất hợp pháp còn vây quanh Thủ đô Skopje. Ở khu vực Vardarishte ở phía Đông thành phố có một bãi rác hợp pháp rộng 170.000 m2 đã ngừng hoạt động cách đây 26 năm, nhưng rác vẫn tiếp tục được đổ về đây.
Nhiều xe ủi đất đẩy rác xuống sông và lượng rác mỗi năm nhà máy này thu được lên tới 8.000 m3. (Ảnh: AP)
Ông Igor Jezdimirovic, người đứng đầu tổ chức Kỹ sư bảo vệ môi trường, một tổ chức phi Chính phủ ở Serbia, cho biết tại các bãi rác khắp cả nước, kim loại nặng và các chất gây nhiễm khác được thải trực tiếp ra môi trường, không khí và ngấm xuống đất, đe dọa đến sức khỏe người dân.
Sông dài thứ hai Nam Mỹ cạn trơ đáy khiến giới chuyên gia lo lắng.
Mực nước của Parana – con sông dài thứ hai ở Nam Mỹ - đã giảm xuống mức thấp nhất trong 70 năm nay khiến các chuyên gia và nhà môi trường lo lắng tìm lời giải. (Ảnh: thiennhien.net)
Trên đường đi, nó tách thành nhiều nhánh và tạo thành vùng đồng bằng sông Parana ở Argentina, cung cấp phù sa cho nhiều vùng nông nghiệp. Trong khi nhánh chính của Parana tiếp tục chảy thì các mạng lưới kênh tưới tiêu của nó chỉ có 10 - 20% là có nước, phần còn lại là khô cạn.
Dung nham núi lửa ở La Palma (Tây Ban Nha) nhấn chìm 493 ha đất.
Núi lửa Cumbre Vieja bắt đầu phun từ ngày 19/9, đẩy ra dòng dung nham nóng rừng rực chảy xuống khu vực dân cư xung quanh và tạo nên những đám mây bụi bao trùm khu vực.
Cumbre Vieja là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất trên đảo La Palma và lần phun trào cuối cùng của nó là vào năm 1971. (Ảnh: AP)
Khoảng 6.000 dân đã được sơ tán khỏi nhà của họ trên đảo La Palma, nơi có khoảng 83.000 người sinh sống.
Một ngôi nhà bị bụi núi lửa ở La Palma trên quần đảo Canary phủ kín ngày 30/10. (Ảnh: AP)
Hiện tượng tan băng ở Nam Cực có thể khiến mực nước biển tăng "khủng khiếp" nếu các quốc gia không hạn chế xu hướng ấm lên toàn cầu dưới 2 độ C.
Trạm quan sát Trái Đất của NASA vừa công bố hai bức ảnh được chụp từ vệ tinh Landsat cách nhau 8 ngày (ngày 4/2 và 13/2) cho thấy lượng băng thay đổi nhanh chóng trên đảo Eagle tại Nam Cực. (Ảnh: NASA)
Các sông băng trên thế giới đang tan nhanh hơn, hao hụt gấp 31% lượng tuyết và băng mỗi năm so với cách đây 15 năm, theo dữ liệu đo đạc từ vệ tinh đối với toàn bộ sông băng vùng núi ở bình diện toàn cầu.
Băng trên đảo Greenland tan 500 tỷ tấn/năm. (Ảnh: NASA)
Các nhà nghiên cứu ngày 5/5 cho biết, hiện tượng tan băng ở Nam Cực có thể khiến mực nước biển tăng 'khủng khiếp' nếu các quốc gia không hạn chế xu hướng ấm lên toàn cầu dưới 2 độ C (3,6 độ F), gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với các vùng trũng và vùng ven biển.
Một thế giới hiện lên đầy đau thương qua những bức hình biết nói, một năm trôi qua với rất nhiều điều khiến con người phải suy ngẫm.