3 bệnh dễ mắc phải khi trời nồm ẩm

Những ngày trời miền Bắc mưa phùn, nồm ẩm làm nhiều người cảm thấy khó chịu và dễ mắc phải 3 bệnh dưới đây.

Bệnh hô hấp

Thời tiết khô, gió mùa về chuyển sang độ ẩm nhanh, mưa phùn và lạnh làm cho trẻ nhỏ, những người có hệ miễn dịch kém thích nghi không kịp, dẫn đến các bệnh lý cấp tính đường hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi...

Nhiều bậc cha mẹ thường chủ quan, bỏ qua các dấu hiệu khi trẻ mới mắc bệnh như chảy mũi trong, sốt nhẹ, ho. Diễn tiến của bệnh viêm phổi rất nhanh, khi cha mẹ thấy con bị khó thở, thở rít đưa đến viện thì đã bị viêm phế quản, viêm phổi nặng.

Khi trẻ bị ho, sốt, cha mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng kháng sinh mà nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở uy tín. Ảnh: Lalpathlabs

Khi trẻ bị ho, sốt, cha mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng kháng sinh mà nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở uy tín. Ảnh: Lalpathlabs

Khi trẻ bị ho, sốt, cha mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng kháng sinh mà nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở uy tín.

Thời tiết giao mùa, cần tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ, không nên mặc quá nhiều quần áo khiến trẻ nhỏ ra nhiều mồ hôi, gặp lạnh càng dễ bị viêm phổi hơn.

Bệnh tiêu chảy

Thời tiết giao mùa cũng sẽ tạo ra những thay đổi về môi trường, nhiệt độ, độ ẩm… gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tăng nguy cơ mắc bệnh, trong đó có bệnh tiêu chảy.

Tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày (trên 3 lần/ngày) đi kèm với đó là các biểu hiện bất thường về màu sắc, mùi của phân, đau bụng, nôn và buồn nôn, sôi bụng, sốt, cơ thể mệt mỏi… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ dẫn tới tình trạng mất nước, nặng có thể gây tử vong.

Khi bị tiêu chảy cấp, cần phải để cho cơ thể không mất nước, uống dung dịch oresol sau mỗi lần đi ngoài. Ảnh: Getty Images

Khi bị tiêu chảy cấp, cần phải để cho cơ thể không mất nước, uống dung dịch oresol sau mỗi lần đi ngoài. Ảnh: Getty Images

Nguyên nhân chính của bệnh tiêu chảy là do người bệnh ăn uống mất vệ sinh, không khoa học cộng thêm ô nhiễm từ môi trường khiến bệnh tiêu chảy dễ phát sinh.

Khi bị tiêu chảy cấp, cần phải để cho cơ thể không mất nước, uống dung dịch oresol sau mỗi lần đi ngoài. Tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng kháng sinh.

Bệnh cúm

Khi thời tiết thay đổi, mưa phùn kéo dài kèm theo độ ẩm tăng cao, bên cạnh các bệnh về viêm đường hô hấp, tiêu chảy thì cúm cũng là một trong những căn bệnh phổ biến.

Bệnh không chỉ gặp ở trẻ em, người già mà cả người trưởng thành cũng dễ mắc bệnh cảm cúm trong những ngày thời tiết như vậy. Nhiều người thường chủ quan với bệnh cúm, không uống thuốc hoặc tự ý dùng kháng sinh.

Cúm cũng là một trong những căn bệnh phổ biến khi thời tiết thay đổi, mưa phùn kéo dài kèm theo độ ẩm tăng cao. Ảnh: Shutterstock

Cúm cũng là một trong những căn bệnh phổ biến khi thời tiết thay đổi, mưa phùn kéo dài kèm theo độ ẩm tăng cao. Ảnh: Shutterstock

Lạm dụng kháng sinh trong điều trị cảm cúm thường không mang lại kết quả, thậm chí còn gây ra tình trạng "nhờn" kháng sinh.

Bệm cúm theo mùa còn có khả năng lây lan thành dịch, nhất là một số chủng cúm A như H5N1, H1N1...

Triệu chứng của bệnh cúm là ho, sốt, đau đầu, đau mỏi người, rét run... sau một vài ngày thì đỡ. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh sẽ trở nặng, đặc biệt một số chủng cúm nguy hiểm như cúm A/H5N1 (cúm gia cầm - xuất hiện ở gia cầm và lây sang người). Khi virus đi vào cơ thể người có thể vào phổi, tàn phá cơ quan này.

Không dễ để phân biệt các loại cúm A H5N1, H1N1, H3N2. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên nếu đến ngày thứ 2-3, người bệnh cảm thấy mệt hơn, khó thở, hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để khám, làm xét nghiệm máu, chụp CT phổi để xác định xem có nhiễm cúm hay không, bệnh có tiến triển nặng hay không để có kế hoạch điều trị cụ thể.

Phòng bệnh khi trời mưa phùn, nồm ẩm

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu… Hạn chế đến những chỗ đông người.

Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng. Cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng, phòng tránh các bệnh khi thời tiết giao mùa. Ảnh: Hfsacademy

Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng, phòng tránh các bệnh khi thời tiết giao mùa. Ảnh: Hfsacademy

Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn tiết canh, không sử dụng gia cầm/sản phẩm từ gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc để chế biến thực phẩm.

Tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vaccine phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà…).

Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, giữ ấm nhà cửa. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối. Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

N.Cường

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/3-benh-de-mac-phai-khi-troi-nom-am-179230402113537014.htm