3 dấu hiệu nhỏ trên bàn ăn cho thấy con bạn rất hiếu thảo
Đức tính hiếu thảo không phải bẩm sinh mà còn cần thông qua quá trình giáo dục, bồi dưỡng nhân cách.
Là cha mẹ, ai cũng muốn con cái lớn lên hiếu thảo và chúng ta cũng thường bồi dưỡng đức tính này cho con trong quá trình nuôi dạy. Thực tế, không cần chờ con lớn lên mới biết được con có hiếu thảo hay không.
Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ có thể dễ dàng nhận ra lòng hiếu thảo của con qua những điều nhỏ nhặt, chẳng hạn như trong khi ăn cơm. Theo, 3 dấu hiệu nhỏ trên bàn ăn dưới đây cho thấy con bạn rất hiếu thảo, thương yêu cha mẹ:
1. Không khư khư giữ món ngon ăn một mình
Trong mắt cha mẹ, trẻ nhỏ luôn là "cục vàng, cục bạc", được yêu thương, cưng chiều hết mực. Cũng vì nhiều cha mẹ nuông chiều thái quá mà một số trẻ dần nảy sinh tính ích kỷ, không biết chia sẻ với người khác. Chẳng hạn khi ăn cơm, có món gì ngon trẻ đều khư khư giữ lấy ăn một mình, không muốn người khác ăn cùng.
Những đứa trẻ hiếu thảo thì ngược lại. Các em sẵn sàng chia sẻ món ăn ngon với cha mẹ, hay chủ động gắp ngược thức ăn lại cho cha mẹ. Nhiều đứa trẻ còn sốt sắng giúp cha mẹ ăn món này, ăn món kia đi.
2. Ghi nhớ sở thích ăn uống của cha mẹ
Cảnh tượng thường được bắt gặp nhất trong mâm cơm gia đình là cha mẹ gắp vào bát cho con những món ăn con yêu thích. Với những đứa trẻ hiếu thảo, các em sẽ không chỉ chủ động nhận tình yêu thương của cha mẹ mà sẽ ghi nhớ những món ăn mà cha mẹ thích, sau đó gắp lại vào bát cha mẹ.
3. Tự giác ăn uống, không cần cha mẹ phải nhắc nhở, phụ giúp
Khi còn nhỏ, trẻ không thể tự ăn một mình mà phải nhờ bố mẹ trợ giúp xúc cơm, bón cho ăn. Nhưng khi lớn lên, những đứa trẻ hiếu thảo sẽ dần thay đổi thói quen ăn uống, cố gắng tự ăn nhanh để cha mẹ có thể yên tâm ăn cơm.
Phải làm gì để nuôi dưỡng lòng hiếu thảo của con?
Đức tính hiếu thảo không phải bẩm sinh mà còn cần thông qua quá trình giáo dục, bồi dưỡng nhân cách. Để con có lòng hiếu thảo, các bậc cha mẹ có thể cần chú ý những điều sau:
- Hãy cho con biết bố mẹ đã hy sinh nhiều như thế nào: Nhiều bậc cha mẹ thường không thích "kể công" với con. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm. Hãy cho con biết, bố mẹ đã hy sinh những gì để tạo cho con lòng biết ơn. Thế nhưng cha mẹ cần tránh kể lể quá mức, khiến con cảm thấy mệt mỏi, mang gánh nặng tâm lý.
- Dạy con biết chia sẻ, quan tâm đến tất cả mọi người, không chỉ các thành viên trong gia đình mà còn cả bạn bè, đồng nghiệp, biết giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn.
- Làm tấm gương cho con: Khi bố mẹ cư xử hiếu thảo với ông bà thì tự khắc con cái cũng nhìn theo và học tập.
- Hãy cho con biết hiếu thảo là bổn phận: Nhiều người thường quan niệm "nước mắt chảy xuôi" - Ý nói cha mẹ có trách nhiệm lo cho con cái và con cái lại có trách nhiệm với con của chúng. Điều này là sai vì như vậy sẽ cho khiến con nghĩ rằng, chúng chỉ cần có trách nhiệm với thế hệ kế tiếp còn việc thiếu quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ là chuyện thường.