3 quy tắc tâm lý giúp người mẹ 'cải tạo' con chán học thành công
Nhiều phụ huynh thường hay hỏi, làm thế nào chúng ta có thể nuôi dưỡng một đứa trẻ có ý thức và kỷ luật tự giác? Nuôi con 8 năm, tôi cảm nhận sâu sắc những kinh nghiệm để đạt được mong muốn này.
Một bà mẹ có tên Hiểu Dương ở Thượng Hải (Trung Quốc) mới đây chia sẻ một câu chuyện về kinh nghiệm đồng hành cùng con học hành nhận về nhiều sự chú ý và đồng tình.
Chị kể: “Vào cuối tuần, khi đưa con trai đến lớp học cờ vây, tôi nghe một số phụ huynh trò chuyện: "Từ khi con đi học tiểu học, tôi không có một ngày nào không nổi giận, nhất là khi con làm bài tập. Nhắc thì học uể oải, không nhắc thì nằm lì ra đó. Kìm chế lắm tôi mới không đánh đòn"; "Trông cậy vào con cái học tập tự giác, so với trúng xổ số tôi thấy còn khó hơn!".
Chị Hiểu Dương mỉm cười đồng cảm. Là mẹ của một cậu bé 8 tuổi, chị hiểu cảm giác này!
"Ngày xưa, tôi cũng chìm sâu trong cảm giác bức bối, giận dữ, thất vọng mỗi khi bày con học hành. Tôi nhớ tình huống đáng xấu hổ nhất là khi con trai làm bài thi môn Ngữ văn ở nhà, ngồi 3 tiếng đồng hồ chỉ nghĩ ra được... 3 dòng. Cuối cùng, thằng bé nói với tôi kiểu uất ức: "Con thấy bài tập về nhà rất đau đầu, con không muốn học nữa!". Trong cơn thịnh nộ, tôi xé giấy thi của con ngay tại chỗ", bà mẹ này kể lại.
Trong một thời gian dài, vì vấn đề học tập của con trai, gia đình chị Hiểu Dương luôn ở trong tình trạng căng thẳng. Chị thậm chí còn tìm thấy trong cuốn sách của con trai rất nhiều câu có nội dung như nhau: "Mẹ của tôi! Tôi ghét mẹ!".
May mắn thay, sau đó chị Hiểu Dương đã thức tỉnh kịp thời, nhiều lần tham khảo ý kiến từ các bạn bè làm giáo dục, cả chuyên gia tâm lý, từ đó điều chỉnh phương pháp dạy con, từ từ sửa chữa và cải thiện mối quan hệ. Con trai cũng bắt đầu thay đổi, từng chút từng chút, từ gần "đội sổ" đến top 10 lớp trong kì thi giữa kỳ.
Nhìn lại kinh nghiệm này, chị Hiểu Dương nhận thức sâu sắc rằng để nuôi dưỡng một đứa trẻ có ý thức, điều quan trọng là cha mẹ phải nắm bắt tốt 3 quy tắc tâm lý sau đây.
Quy tắc 1: Cung cấp cho trẻ một cảm giác tự chủ
Cha mẹ hãy trả lại quyền chủ động học tập cho trẻ. Chị Hiểu Dương đã từng là một người mẹ quan tâm chặt chẽ việc học của con trai, nhưng nói thẳng ra là quản lý, hầu như tất cả là bà mẹ này quyết định. Cho đến khi một người bạn là chuyên gia tâm lý chia sẻ một trường hợp từng tư vấn, chị mới bắt đầu suy nghĩ...
Có một đôi vợ chồng tốt nghiệp trường danh tiếng, sự nghiệp thành công. Nhưng mà con trai của họ hết lần này tới lần khác đều xếp hạng cuối của lớp. Hai vợ chồng nóng lòng như lửa đốt, thử đủ mọi biện pháp - rao giảng tận tình, phê bình nghiêm khắc, cho con học gia sư 1-1... nhưng không có hiệu quả.
Không còn cách nào khác, họ tìm bạn bè và yêu cầu giúp đỡ. Sau khi tìm hiểu sâu hơn, bạn bè họ phát hiện ra rằng cặp vợ chồng quá cứng nhắc. Con trai nên học gì, mỗi lần phải thi bao nhiêu điểm, thi xong sẽ nhận được phần thưởng gì, cần học lớp sở thích nào... họ luôn quyết định một cách tự ý và không bao giờ hỏi ý tưởng của con cái. Vì vậy, cậu bé thụ động chấp nhận tất cả các sắp xếp của cha mẹ mình.
Cảm xúc bên trong của con chưa bao giờ được chú ý, sở thích thực sự của mình chưa bao giờ được coi trọng... Dần dà, cậu bé đã quen với mô hình làm việc theo thứ tự này, sự chủ động bị xóa nhòa, cuối cùng trở thành đứa trẻ "học tập không tự giác" trong mắt người lớn.
Người bạn của chị Hiểu Dương nói thẳng: "Cha mẹ không nên làm nhiều, cũng không nên làm quá ít". Trong việc học hành, nhân vật chính phải là đứa trẻ. Nhiệm vụ của cha mẹ là truyền cảm hứng cho con cái và làm cho chúng trở thành một người có thể chịu trách nhiệm về bản thân. Nói cách khác, người lớn cần phải kích thích sự tự chủ của trẻ em.
Cảm giác tự chủ là một đặc điểm rất quan trọng, sẽ thúc đẩy trẻ phát huy đầy đủ khả năng tự quyết định, đồng thời có thể chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của mình. Trong học tập, nếu cha mẹ không trao quyền, đứa trẻ sẽ mất cảm giác tự chủ, cảm thấy tất cả điều này là vấn đề của người lớn, không có gì để làm. Cứ như vậy, làm sao có thể trông cậy đứa nhỏ tự giác học tập?
Sau đó, chị Hiểu Dương bắt đầu thực hiện một sự thay đổi:
• Mỗi đêm không còn dọn dẹp cặp xách cho con, chỉ đơn giản là nhắc nhở con chú ý không quên mang theo đồ đạc;
• Khuyến khích con trai tự lập kế hoạch sắp xếp học tập, hoàn thành bài tập về nhà do giáo viên giao và để con tự thực hiện, tôi đưa ra lời khuyên;
• Bắt đầu chú ý đến sở thích của con trai mình và hướng dẫn con khám phá các lĩnh vực yêu thích;
• Trò chuyện hàng ngày với con không chỉ xoay quanh việc học tập và thành tích, mà sẽ hiểu được ước mơ của con, quan tâm đến niềm vui và nỗi buồn của con;
• Kiêng gào thét mắng chửi, không còn đe dọa con trong chuyện học tập...
Tất nhiên, tất cả điều này xoay quanh điểm cốt lõi nhất, đó là - để cho con của bạn hiểu rằng học tập cho chính mình. Chỉ bằng cách nuôi dưỡng cảm giác tự chủ của đứa trẻ, trẻ mới phát huy ý thức, sẽ có sự nhiệt tình và động lực trong học tập.
Quy tắc 2: Nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm của trẻ
Có nghĩa là thiết lập các mục tiêu có thể đạt được và giúp trẻ xây dựng niềm tin "Tôi có thể làm".
Có một sự việc nhỏ đã xảy ra thời gian trước đây làm cho chị Hiểu Dương vỡ ra nhiều điều. Ngày đó, con trai chị kiểm tra môn Đọc thầm đạt điểm tuyệt đối, được thầy cô khen ngợi. Điều này làm cho cậu bé rất hạnh phúc. Trong nhiều ngày, con đã học tập chăm chỉ và cư xử đặc biệt tốt. Thậm chí con chủ động luyện tập, muốn lần sau còn có thể đạt được thành tích tương tự. Một thành công nhỏ bé nhưng rõ ràng có thể truyền cảm hứng cho động lực học tập của trẻ.
Niềm vui của sự thành công sẽ truyền cảm hứng cho ý thức có thẩm quyền của trẻ em, tin rằng mình "chắc chắn có thể". Điều này tạo thành một vòng tròn "Tôi có thể - tự giác học - đạt được kết quả tốt hơn - tôi thực sự có thể", kỷ luật tự giác được sinh ra.
Lấy cảm hứng từ điều này, tôi bắt đầu đặt ra một loạt các mục tiêu thực tế cho con trai theo từng giai đoạn:
• Lấy 1 tháng làm chu kỳ, mỗi ngày hoàn thành 10 bài toán tính nhẩm.
• Mỗi 3 ngày đọc thuộc lòng 1 bài thơ, tổng cộng 50 bài học trong một học kỳ;
• Kế hoạch luyện chữ 21 ngày, mỗi ngày không cần nhiều, viết một trang là được...
Theo nhà tâm lý học Edwin Locke, cách hiệu quả nhất để có được một cảm giác có thẩm quyền là thiết lập các mục tiêu phù hợp. Mục tiêu này nên có một số thách thức, nhưng khó khăn không vượt quá phạm vi chịu đựng cá nhân trẻ. Những mục tiêu này cần đặt ra dựa trên sự xem xét đầy đủ khả năng, sở thích và ý chí của con mình. Không nên quá đơn giản để cho trẻ cảm thấy hoàn toàn không tốn sức; Nhưng đừng quá khó khăn để tránh trẻ đánh mất sự tự tin.
Quy tắc 3: Cảm giác thuộc về một đứa trẻ
Sự đánh giá cao vô điều kiện và chấp nhận của cha mẹ là chất xúc tác cho những nỗ lực của trẻ. Trước đây, con trai tôi từng nói: "Mỗi lần con nhận được điểm cao, mẹ sẽ mỉm cười với con. Học tập, chỉ để làm cho mẹ hạnh phúc".
Nhà tâm lý học Rogers đã nhấn mạnh: Những người khuyến khích, công nhận và đánh giá cao để trẻ có một cảm giác thuộc về sẽ không ngừng kích thích tiềm năng của trẻ, thúc đẩy sự tiến bộ liên tục của trẻ. Hóa ra, sự đánh giá cao và chấp nhận vô điều kiện của cha mẹ là chất xúc tác tốt nhất cho trẻ để duy trì động lực học tập. Để làm tất cả điều này, cha mẹ phải học cách khuyến khích con cái mình”.
Hãy chắc chắn khuyến khích quá trình và thái độ làm việc chăm chỉ của trẻ thay vì kết quả: "Vì kỳ thi này con ôn tập rất nghiêm túc, bất kể thi bao nhiêu điểm, mẹ đều rất tự hào về con"; "Mẹ thấy con chuyên tâm làm bài tập như vậy, cảm thấy đặc biệt tuyệt vời"; "Con có thể kiên trì luyện chữ, rất có nghị lực, tiếp tục duy trì con nhé".