3 thói quen gây tổn hại sức khỏe cần tránh làm vào mùa đông, làm thêm 6 việc bạn sẽ khỏe từ trong ra ngoài
Nhiều người vẫn duy trì những thói quen gây tổn hại sức khỏe vào mùa đông mà không hay biết.
Thời tiết thay đổi theo mùa kèm theo đó là những vấn đề về sức khỏe cũng cần cần được đảm bảo. Theo Trung y, mùa đông mọi người nên cần chú trọng về nội tạng bên trong cơ thể, nhất là thận. Tuy nhiên, nhiều người vẫn duy trì những thói quen gây tổn hại sức khỏe vào mùa đông.
Cần tránh 3 thói quen gây tổn hại sức khỏe vào mùa đông
1. Bịt kín đầu hay trùm chăn kín khi ngủ
Bịt kín đầu khi ngủ hay trùm chăn kín sẽ thấy ấm hơn, nhưng lượng oxy trong chăn sẽ ngày càng ít đi, carbon dioxide và khí thải sẽ tích tụ nhiều. Vì vậy, khi thức dậy có thể cơ thể sẽ thấy ấm hơn nhưng rất buồn ngủ, mệt mỏi và dễ suy nhược.
2. Uống rượu để chống lạnh
Uống rượu để chống lạnh làm cơ thể ấm áp hơn nhưng đây là cảm giác ban đầu mà cơ thể đang tiêu tán năng lượng khi uống chất có cồn. Sau thời điểm đó, một lượng nhiệt lớn thoát ra khỏi cơ thể khiến toàn thân sởn gai ốc, dẫn đến cảm giác ớn lạnh sau khi uống.
3. Đi lạnh về ngồi ngay vào lò sưởi điện, hay bếp than để sưởi ấm
Chúng ta hay có thói quen đi lạnh về ngồi ngay vào lò sưởi điện, hay bếp than để hơ nóng cơ thể. Khi tiếp xúc quá lâu với nhiệt độ lạnh vào mùa đông, mạch máu sẽ co lại, lượng máu lưu thông giảm. Lúc này, nếu dùng bếp điện có nhiệt độ cao ngay thì mạch máu sẽ bị tê liệt, mất khả năng co bóp, gây ứ máu cục bộ. Trường hợp nhẹ có thể gây tê cóng, trường hợp nặng gây hoại tử mô. Vì vậy, tay chân bị lạnh cóng chỉ có thể xoa nhẹ nhàng để từ từ trở lại nhiệt độ bình thường.
6 việc duy trì sức khỏe trong mùa đông, giúp cơ thể khỏe từ trong ra ngoài
1. Điều dưỡng tinh thần
Để đảm bảo hoạt động bình thường của cơ thể trong mùa đông, trước tiên cần phải tĩnh tâm và nạp lại năng lượng. Hãy bình tĩnh, đừng làm việc vội vàng, nhanh chóng mà hãy luôn giữ tinh thần tràn đầy năng lượng. Nếu không, thận sẽ bị tổn thương, hormone không đủ cung cấp ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể.
2. Chăm sóc cơ thể hàng ngày
Muốn giữ ấm cơ thể, bạn phải chú ý đến các bộ phận quan trọng như cổ, lưng, bàn chân và tay. Nên hạn chế hoạt động ra nhiều mồ hôi bởi nếu ra mồ hôi quá nhiều thì các nang lông bị giãn nở ra, khi đó khí lạnh sẽ dễ xâm nhập vào cơ thể.
Bên cạnh đó, mùa đông nên đi ngủ sớm hơn và dậy muộn hơn. Bởi vào mùa đông, mặt trời lặn sớm khiến quá trình giải phóng melatonin bị đẩy lên, cơ thể không phân biệt rõ ngày và đêm, kết quả là giấc ngủ bị rối loạn. Ngủ, nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo ngủ đủ giấc và có tinh thần tốt nhất sau giấc ngủ.
3. Tập luyện các môn thể thao
Dân gian thường có câu nói: "Tu luyện vào mùa hè và luyện tập vào mùa đông". Các môn thể thao mùa đông dựa trên nguyên tắc "tập thể dục vừa phải, tập trung", vì vậy, nên tập một số bài tập nhẹ nhàng ở những nơi có đủ ánh nắng, không khí trong lành và tránh gió. Buổi sáng khi nhiệt độ đảo ngược thì nên tập thể dục trong nhà.
4. Có chế độ ăn uống phù hợp
Vào mùa đông, cơ thể tiêu thụ calo nhiều hơn nên cần có chế độ ăn thích hợp. Nên giảm ăn mặn, ăn nhiều loại thực phẩm có vị đắng để nuôi dưỡng cơ thể và tránh tổn thương cho thận khi hoạt động nhiều.
Tốt nhất nên ăn thức ăn nóng và có tính chất giữ ấm cơ thể. Chẳng hạn như miến, táo tàu, các loại hạt, thịt cừu, thịt gà, thịt chim bồ câu, cá đù vàng, cá vược... Ăn càng ít thức ăn cứng càng tốt. Nên ăn cháo đậu đỏ để nâng cao khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm.
5. Chăm sóc da mùa đông
Mùa đông thời tiết lạnh, hanh khô nên da dễ bị khô và nứt nẻ, vì vậy nên uống nhiều nước để giúp da không bị mất nước, tăng khả năng cấp ẩm và duy trì quá trình trao đổi chất cho cơ thể.
Ngoài ra, khi mặc đồ sẽ dễ bị cọ xát, hay bị ngứa và gãi bằng tay rất dễ bị xước da và gây nhiễm trùng. Khi đó có thể mua thuốc uống hoặc bôi để dịu da, giảm ngứa. Đồng thời nên ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh, ăn ít đồ chua cay. Cơ thể cũng phải tắm thường xuyên và thay đồ lót hàng ngày.
6. Chú ý phòng bệnh tim mạch
Vì lạnh nên dễ gây co mạch,tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ tăng cao. Mọi người phải cẩn thận và cảnh giác để ngăn chặn sự khởi phát của các bệnh về tim mạch, mạch máu não.
(Nguồn: Sohu)