3 xu hướng quảng cáo video năm 2023
Theo công ty nghiên cứu thị trường Statista, chi tiêu cho quảng cáo video sẽ 74.595 tỷ USD trong năm 2022. Dưới đây là 3 xu hướng quảng cáo video sẽ bùng nổ trong thời gian tới mà doanh nghiệp không thể bỏ qua.Video quảng cáo ngắnVideo quảng cáo không có âm thanh
Sự bùng nổ của Tiktok và các phiên bản Instagram Reel, Youtube Short trong vài năm qua khẳng định xu hướng quảng cáo video ngắn đang thống lĩnh thị trường. Nguyên nhân chính là do người tiêu dùng ngày càng có ít sự kiên nhẫn đối với các video dài. Thời gian chú ý ở thế hệ Z chỉ còn kéo dài từ 5-6 giây, nên các thương hiệu cần phải suy nghĩ kỹ càng bố cục nội dung của video để trong thời gian ngắn nhất có thể kể câu chuyện một cách cuốn hút người xem.
Một phân tích của HubSpot cho thấy video trên Instagram không nên dài hơn 30 giây, video trên Twitter nên giới hạn trong 45 giây và video trên Facebook chỉ nên dừng ở 1 phút. Trên thực tế, 56% tổng số video quảng cáo trong năm 2021 có độ dài dưới 2 phút.
Theo báo cáo ghi nhận của Facebook thì quảng cáo 6 giây có Impressions (số lượt hiển thị) nhiều hơn 11% so với những quảng cáo khác, ROAS (doanh thu dựa trên chi phí quảng cáo) tăng 12%, video completion rate (tỷ lệ hoàn thành video) cao hơn so với những quảng cáo khác là 271%.
Ngày càng nhiều thương hiệu hướng tới việc tạo ra các quảng cáo ngắn nhưng cực kỳ hấp dẫn để đánh bại nút “bỏ qua” đáng sợ trên YouTube. Ví dụ: công ty sản xuất đồ gia dụng Hefty của Mỹ đã tạo chuỗi quảng cáo “Party Hefty" dài 6 giây nhằm nâng cao nhận thức về thương hiệu.
Hãy tử tưởng tượng bạn đang ở trên một trang web và một quảng cáo video mà bạn không nhìn thấy bắt đầu phát ở mức âm lượng lớn nhất. Tình huống này khiến nhiều người cảm thấy bất tiện. Theo một khảo sát của Teadst, 66% người tham gia nói rằng họ ghét các quảng cáo video tự động phát với âm thanh. Digiday báo cáo rằng 85% người dùng Facebook xem video khi tắt âm thanh.
Out-stream video (video quảng cáo ngoài luồng) là một giải pháp thay thế tuyệt vời trong thời gian tới. Các video quảng cáo này nằm bên ngoài trình phát video chính, chúng nằm ở vị trí trong hoặc ngoài nội dung bài viết hoặc nằm ở vị trí sticky ở góc dưới bên phải màn hình. Video bắt đầu phát mà không tự động bật âm thanh và khi người dùng lướt qua chúng sẽ tạm dừng.
Quảng cáo ngoài luồng có tỷ lệ nhấp và tỷ lệ tương tác lâu hơn so với quảng cáo video trong luồng. Các đại lý quảng cáo và nhà quảng cáo nhìn thấy tương lai của hình thức này. Theo eMarketer, 77% đại lý và 70% nhà quảng cáo coi quảng cáo ngoài luồng là định dạng quảng cáo quan trọng trong chiến lược tiếp thị kỹ thuật số của họ trong những năm tới.
Thêm phụ đề là một cách dễ dàng khác để các nhà tiếp thị tiếp cận các khách hàng không thích bị làm phiền bởi âm thanh. Facebook báo cáo rằng các video sử dụng phụ đề giúp tăng thời gian xem lên 12%.
Quảng cáo trong game di động
Thị trường trò chơi di động toàn cầu đã tạo ra 4,6 tỷ lượt tải xuống trên App Store và Google Play vào tháng 6 năm 2022, đánh dấu mức tăng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trò chơi điện tử đã tìm được chỗ đứng như một môi trường quảng cáo mới, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong khả năng phủ sóng, xác định nhân khẩu học. Thị trường quảng cáo trong game đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Vào cuối năm 2024, ngành công nghiệp này dự kiến trị giá 56 tỷ USD .
Theo một khảo sát của eMarketer, các game thủ có khả năng chú ý đến quảng cáo hiển thị trong trò chơi cao gấp hai lần so với quảng cáo trên internet. Phương pháp phổ biến nhất được các nhà tiếp thị thường là quảng cáo tặng thưởng – người chơi sẽ nhận được điểm, tiền, lượt chơi hoặc một lợi ích nào đó trong game nếu họ xem toàn bộ video quảng cáo.
Một số nhà quảng cáo đã bỏ qua tiếp thị trò chơi trên thiết bị di động vì cho rằng phần lớn game thủ được tạo thành từ một nhóm nhân khẩu học duy nhất - thanh thiếu niên nam. Tuy nhiên, nghiên cứu được thực hiện bởi trang phân tích trò chơi Newzoo cho thấy 40% game thủ ở độ tuổi từ 25-44.
Theo công ty quảng cáo AdColony, các thương hiệu lớn đã nhận ra ra game di động là nơi tập trung khán giả mục tiêu của họ. Unilever, Coca-Cola và Ford đã đầu tư mạnh mẽ vào quảng cáo trong trò chơi điện tử.