30 năm Việt Nam ứng phó với dịch HIV/AIDS
Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong phòng, chống đại dịch nguy hiểm HIV/AIDS. Với kinh nghiệm 30 năm phòng, chống HIV/AIDS và với kết quả đã đạt được, Việt Nam tự tin hướng tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
Kể từ khi người nhiễm HIV được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1990, đến năm 2020 Việt Nam đã có 30 năm chính thức ứng phó với dịch HIV/AIDS.
Tại Việt Nam, với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng và Nhà nước, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là hệ thống y tế, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam đã từng bước được kiểm soát.
Theo ước tính của các chuyên gia quốc tế, trong 15 năm qua, chương trình phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam đã giúp cho khoảng nửa triệu người tránh khỏi lây nhiễm HIV và hơn 150.000 người khỏi tử vong liên quan đến HIV/AIDS.
Công tác phòng, chống HIV/AIDS đã được Đảng và Chính phủ quan tâm chỉ đạo toàn diện không chỉ ở trong nước mà cả bằng các cam kết chính trị mạnh mẽ trên trường quốc tế. Việt Nam đã tham dự và ký các cam kết về phòng, chống HIV/AIDS trong các hội nghị thượng đỉnh của Thế giới và khu vực và được Cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia luôn đi tiên phong và có cam kết chính trị mạnh mẽ, kịp thời.
Ngày 14/8/2020, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS cho giai đoạn tới trong đó có mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
Những kết quả đã đạt được trong suốt 30 năm qua trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, những bài học kinh nghiệm và Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính là những cơ hội chấm dứt dịch bệnh AIDS ở Việt Nam vào năm 2030.
Cùng điểm lại tám nội dung lớn mà Việt Nam đã đạt được trong chặng đường 30 năm phòng, chống HIV/AIDS để chúng ta ta tự tin tiến tới chấm dứt đại dịch này vào năm 2030.
Hoàn thiện hệ thống văn bản
Trong 30 năm qua, công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, coi trọng.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng sớm được ban hành, cập nhật, hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc triển khai hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Ngay từ năm 1995, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 52 và sau này ban hành tiếp Chỉ thị 54 về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS. Cũng trong năm 1995, Pháp lệnh phòng chống virus gây ra hội chứng suy giảm miến dịch mắc phải ở người đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua tạo những nền tảng pháp lý đầu tiên cho trận chiến đầy cam go và thử thách.
Luật phòng, chống virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) đã được Quốc hội thông qua năm 2006. Việt Nam là một trong hai quốc gia ban hành Luật phòng, chống HIV/AIDS sớm nhất trên thế giới và được cộng đồng quốc tế đánh giá là Luật bảo đảm nhân quyền cao, trách nhiệm thi hành toàn diện và tiên tiến.
Sau 14 năm thi hành, Việt Nam đã đánh giá và tiến hành sửa đổi, cập nhật những tiến bộ mới và Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi một số điều của Luật phòng, chống HIV/AIDS trong năm 2020 với sự đồng thuận cao.
Trong 30 năm qua, Chính phủ cũng đã ba lần xây dựng và ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống AIDS. Ngoài ra, với hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật bao gồm Chỉ thị của Thủ tướng và Bộ Y tế, Nghị định của Chính phủ các Quyết định của Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như hàng loạt các Thông tư của Bộ Y tế và các bộ, ngành khác ban hành trong 30 năm qua tạo ra hành lang pháp lý vững chắc cho công tác phòng chống HIV/AIDS.
Tổ chức mạng lưới phòng, chống AIDS phát triển, thay đổi phù hợp và đáp ứng tốt các nhiệm vụ theo từng thời kỳ
Hệ thống phòng chống HIV/AIDS của ngành y tế cũng được hình thành và kiện toàn qua các thời kỳ. Năm 1995, Ban Phòng, chống HIV/AIDS của Bộ Y tế được thành lập do Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng ban. Văn phòng thường trực đặt tại Vụ Vệ sinh phòng dịch.
Qua nhiều lần thay đổi tổ chức, năm 2005 Cục Phòng chống HIV/AIDS được thành lập với nhiệm vụ tham mưu cho Bộ Y tế quản lý nhà nước về công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Tại tuyến tỉnh, thành phố, để bảo đảm công tác chỉ đạo được mạnh mẽ và xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm hoặc một Ban Chỉ đạo tương đương, với sự tham gia của các sở, ban, ngành và do lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố làm Chủ tịch.
Các tỉnh, thành phố trước đây có Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS thuộc Sở Y tế. Hiện nay là Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, trong đó có Khoa Phòng, chống HIV/AIDS. Tại Trung tâm y tế tuyến huyện có Khoa kiểm soát dịch bệnh HIV/AIDS; các xã, phường, thị trấn đều có cán bộ kiêm nhiệm về phòng chống HIV/AIDS và lực lượng nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên, tuyên truyền viên của các ban, ngành, đoàn thể cùng một lực lượng đông đảo nhân viên tiếp cận cộng đồng.
Hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV ngày càng đa dạng và hiệu quả
Chúng ta đã triển khai cung cấp bơm kim tiêm miễn phí tại 52 tỉnh, phát bao cao su miễn phí tại 55 tỉnh, thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone ở 63 tỉnh/thành phố cho hơn 52.000 bệnh nhân.
Ba năm gần đây, Việt Nam triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) cho hơn 13 nghìn khách hàng, chủ yếu là những người nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM).
Tư vấn xét nghiệm HIV được triển khai đa dạng, bảo đảm tính sẵn có và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cho các nhóm có hành vi nguy cơ cao.
Hiện tại, Việt Nam có hơn 1.200 phòng xét nghiệm sàng lọc, bao phủ 100% tuyến huyện. Có 170 phòng xét nghiệm khẳng định HIV, bao phủ 100% tỉnh/thành phố.
Xét nghiệm khẳng định HIV được mở rộng xuống tuyến huyện, hết năm 2018 đã có 55 phòng xét nghiệm khẳng định HIV tuyến huyện.
Hệ thống phòng xét nghiệm khẳng định HIV cũng đang được triển khai thí điểm sử dụng 3 test nhanh tại các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa.
Điều trị ARV ngày càng được mở rộng, đạt chất lượng hàng đầu thế giới
Hệ thống các cơ sở điều trị HIV/AIDS đã được thiết lập và mở rộng nhanh chóng để mở rộng độ bao phủ điều trị, tạo điều kiện thuận lợi cho người nhiễm HIV tiếp cận dịch vụ điều trị và duy trì điều trị lâu dài.
Hiện tại, có 446 phòng OPC trên toàn quốc, trong đó ngoài phòng OPC tại cơ sở y tế còn có cơ sở điều trị ARV tại trại giam; trung tâm 6, cơ sở tôn giáo và một số phòng khám tư nhân.
Hiện tại, Việt Nam có hơn 1.200 phòng xét nghiệm sàng lọc, bao phủ 100% tuyến huyện. Có 170 phòng xét nghiệm khẳng định HIV, bao phủ 100% tỉnh/thành phố.
Xét nghiệm khẳng định HIV được mở rộng xuống tuyến huyện, hết năm 2018 đã có 55 phòng xét nghiệm khẳng định HIV tuyến huyện.
Hệ thống phòng xét nghiệm khẳng định HIV cũng đang được triển khai thí điểm sử dụng 3 test nhanh tại các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa.
Điều trị ARV ngày càng được mở rộng, đạt chất lượng hàng đầu thế giới
Hệ thống các cơ sở điều trị HIV/AIDS đã được thiết lập và mở rộng nhanh chóng để mở rộng độ bao phủ điều trị, tạo điều kiện thuận lợi cho người nhiễm HIV tiếp cận dịch vụ điều trị và duy trì điều trị lâu dài.
Hiện tại, có 446 phòng OPC trên toàn quốc, trong đó ngoài phòng OPC tại cơ sở y tế còn có cơ sở điều trị ARV tại trại giam; trung tâm 6, cơ sở tôn giáo và một số phòng khám tư nhân.
Hiện tại, Việt Nam có hơn 1.200 phòng xét nghiệm sàng lọc, bao phủ 100% tuyến huyện. Có 170 phòng xét nghiệm khẳng định HIV, bao phủ 100% tỉnh/thành phố.
Xét nghiệm khẳng định HIV được mở rộng xuống tuyến huyện, hết năm 2018 đã có 55 phòng xét nghiệm khẳng định HIV tuyến huyện.
Hệ thống phòng xét nghiệm khẳng định HIV cũng đang được triển khai thí điểm sử dụng 3 test nhanh tại các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa.
Điều trị ARV ngày càng được mở rộng, đạt chất lượng hàng đầu thế giới
Hệ thống các cơ sở điều trị HIV/AIDS đã được thiết lập và mở rộng nhanh chóng để mở rộng độ bao phủ điều trị, tạo điều kiện thuận lợi cho người nhiễm HIV tiếp cận dịch vụ điều trị và duy trì điều trị lâu dài.
Hiện tại, có 446 phòng OPC trên toàn quốc, trong đó ngoài phòng OPC tại cơ sở y tế còn có cơ sở điều trị ARV tại trại giam; trung tâm 6, cơ sở tôn giáo và một số phòng khám tư nhân.
Kết quả theo dõi chất lượng điều trị cho thấy: Tỷ lệ tuân thủ ARV sau 12 tháng là 88%. Tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế (<1000) là hơn 96%. Việt Nam là một trong bốn nước gồm Đức, Thụy Sĩ, Anh đạt chỉ tiêu này trên toàn cầu.
Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đạt hiệu quả cao
Số trẻ em nhiễm HIV do lây truyền HIV từ mẹ có xu hướng liên tục giảm từ năm 2012 đến nay. Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con ở những trẻ được điều trị dự phòng bằng ARV trong bốn năm gần đây đều dưới 2,5
Cơ chế tài chính đổi mới, bền vững
Giai đoạn 2011-2020 đánh dấu việc chuyển giao dần và bền vững chương trình phòng, chống HIV/AIDS từ một chương trình phụ thuộc phần lớn vào các chương trình dự án quốc tế sang các nguồn lực trong nước.
Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 15-20-2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS là văn bản có tính chất tác động đến quá trình chuyển giao chương trình phòng, chống HIV/AIDS sang các nguồn tài chính trong nước.
Quyết định 1899 không chỉ tạo căn cứ pháp lý cho việc mở rộng các giải pháp huy động nguồn ngân sách nhà nước Trung ương, nguồn ngân sách địa phương, các giải pháp mở rộng chi trả của Quỹ BHYT cho điều trị HIV/AIDS mà còn đưa ra các nhóm giải pháp về huy động các nguồn xã hội hóa như thu phí dịch vụ, huy động các nguồn đóng góp của xã hội thông qua các quỹ.
Những năm trước, Việt Nam chủ yếu triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS từ tiền viện trợ (80%). Gần đây, cơ cấu tài chính HIV/AIDS thay đổi nhanh: Viện trợ giảm từ 73% (2014) xuống 48% (2019); Tài chính trong nước tăng từ 27% lên 52% cùng kỳ (chủ yếu là ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và BHYT).
Chúng ta cũng tăng nhanh tỷ lệ bệnh viện HIV/AIDS có thẻ BHYT từ 50% (2015) lên 91% (2019)
Giảm số nhiễm HIV mới, tử vong
Tình hình HIV/AIDS giảm nhanh, ngày càng được kiểm soát tốt, đạt được các chỉ tiêu được giao; được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về phòng, chống HIV/AIDS.
Duy trì tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% theo như mục tiêu Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Số các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện mới từng năm có xu hướng giảm từ năm 2007 đến nay.
Trong giai đoạn 2005 - 2007, trung bình phát hiện mới được hơn 28 nghìn trường hợp nhiễm HIV một năm. Giai đoạn 2008 - 2012, trung bình phát hiện mới được hơn 17 nghìn trường hợp nhiễm HIV trong một năm. Từ năm 2012 đến nay, trung bình mỗi năm phát hiện mới 10 nghìn trường hợp nhiễm HIV.
Theo báo cáo của UNAIDS, trong khu vực, Việt Nam là nước có số ước tính ca nhiễm mới HIV năm 2018 giảm lớn nhất (64%) so với năm 2010. Số ca nhiễm mới HIV của Việt Nam năm 2018 chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng số ca nhiễm mới HIV ước tính cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Kết quả phân tích nêu trên cho thấy việc triển khai tích cực và hiệu quả chương trình phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian qua đã giúp giảm rõ rệt số nhiễm mới HIV. Ngoài ra, chương trình cũng đã làm giảm rõ rệt số tử vong và dự phòng số trường hợp nhiễm mới HIV.
Kết quả ước tính cho thấy, trong giai đoạn từ 2001 đến 2018, chương trình đã dự phòng nhiễm mới HIV được cho hơn 460 nghìn người, giảm tử vong được cho hơn 200 nghìn người.