4 bệnh tim mạch thường gặp ở người cao tuổi và cách bảo vệ

Trong quá trình lão hóa, cấu trúc của tim bị biến đổi, có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim, các van tim cũng bị thoái hóa, không còn thực hiện tốt chức năng dẫn đến các bệnh tim.

Thêm vào đó, mạch máu của người cao tuổi cũng giảm độ đàn hồi cần thiết, là một trong những cơ chế gây bệnh tăng huyết áp, đồng thời, buộc tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu vào động mạch. Đó là những lý do khiến người cao tuổi dễ mắc các bệnh tim mạch.

Trong quá trình lão hóa, cấu trúc của tim bị biến đổi, có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim, các van tim cũng bị thoái hóa, không còn thực hiện tốt chức năng dẫn đến các bệnh tim. Ảnh minh họa

Trong quá trình lão hóa, cấu trúc của tim bị biến đổi, có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim, các van tim cũng bị thoái hóa, không còn thực hiện tốt chức năng dẫn đến các bệnh tim. Ảnh minh họa

Các bệnh tim mạch người cao tuổi thường gặp

Suy tim

Đây là tình trạng tim bị suy yếu khiến tâm thất không đủ khả năng tống máu hoặc tiếp nhận máu do tim bị tổn thương thực thể hoặc bị rối loạn chức năng tim. Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp do nhiều nguyên nhân cơ bản khác nhau chứ không phải là một bệnh cụ thể.

Khi mắc bệnh, hệ thống tim mạch không thể cung cấp đủ máu cho các tế bào trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài và ngày sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn khiến người bệnh dễ mệt mỏi, đau ngực, khó thở hoặc có thể bị ho. Những triệu chứng này thường biểu hiện rõ khi người bệnh thực hiện các hoạt động gắng sức như đi bộ, leo cầu thang, khuân vác vật nặng, tập thể dục với bài tập nặng… Suy tim nặng có thể gây ứ dịch dẫn đến sung huyết phổi và phù ngoại vi.

Loạn nhịp tim

Loạn nhịp tim, có rất nhiều loại bệnh khác nhau, một số loại không quá nguy hiểm như rung nhĩ, một số khác rất nguy hiểm và cần điều trị ngay như nhịp nhanh thất. Tuy nhiên các loại rối loạn nhịp tim đều có triệu chứng tương tự nhau là hồi hộp, tim đập nhanh, đôi khi chóng mặt và ngất xỉu.

Bệnh động mạch

Người cao tuổikhi mắc bệnh này thường do nhiều nguyên nhân như huyết áp, nghiện bia rượu, thuốc lá, bị tiểu đường, cholesteron cao…Khi bị bệnh động mạch vành người bệnh bị đau thắt ngực dữ dội, cảm giác ngực bị bỏng rát, đau nhói kèm theo là hiện tượng khó thở, và mồ hôi, hồi hộp, chóng mặt… trường hợp nặng hơn dẫn đến nhồi máu cơ tim gây tử vong. Quá trình cholesterol và một số chất khác lắng đọng trên thành động mạch vành gọi là quá trình xơ vữa động mạch. Nếu các mảng xơ vữa bị vỡ ra, các tế bào tiểu cầu sẽ kết tập lại hình thành cục máu đông. Khối máu này có thể chặn dòng máu trong động mạch, dẫn đến một cơn đau tim gọi là đau thắt ngực.

Đau tim

Cơn đau tim (còn gọi là nhồi máu cơ tim) xuất hiện khi một nhánh của động mạch vành nuôi dưỡng cơ tim đột ngột bị bít kín bởi một khối máu đông, gây thiếu máu cục bộ. Do bị mất nguồn cung cấp máu, một phần cơ tim sẽ bị chết. Hoại tử cơ tim gây đau ngực và dẫn tới tình trạng bất ổn điện của cơ tim, với biểu hiện rung thất (tâm thất co bóp hỗn loạn, đẩy máu đi không hiệu quả, gây thiếu máu não). Vì một lý do nào đó, bề mặt các mảng xơ vữa động mạch có thể bong ra, tạo điều kiện hình thành khối máu đông ngay trên bề mặt mảng xơ vữa này, khiến dòng máu chảy trong động mạch vành bị tắc hoàn toàn, dẫn tới cơn đau tim.

Bên cạnh lịch ăn uống và luyện tập theo quy định thì người cao tuổi cần phải tự trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh tim mạch cho riêng mình. Ảnh minh họa

Bên cạnh lịch ăn uống và luyện tập theo quy định thì người cao tuổi cần phải tự trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh tim mạch cho riêng mình. Ảnh minh họa

Bảo vệ và phòng ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi

Bên cạnh lịch ăn uống và luyện tập theo quy định thì người cao tuổi cần phải tự trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh tim mạch cho riêng mình. Vì vậy bản thân người bệnh và người nhà cần cân nhắc kỹ và chủ động phòng ngừa.

Cần có chế độ dinh dưỡng, luyện tập cân bằng.
Tăng cường rau xanh và chất xơ, trái cây tươi.
Hạn chế dung nạp các chất kích thích.
Luyện tập thể dục đều đặn, hợp lý. ở độ tuổi này các cụ nên đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày là cách giúp ổn định huyết áp, giảm lượng mỡ thừa, cải thiện chức năng hô hấp tuần hoàn…
Bệnh nhân cần hạn chế các thực phẩm có vị mặn như nước chấm, mắm, cá khô, muối và cả mỳ chính (chứa natri) trong nấu nướng.
Kiểm soát chất béo nên sử dụng dầu thực vật thay thế mỡ động vật, hạn chế các món chiên xào, tăng cường các món luộc, hấp.
Cai thuốc lá.
Uống nước vừa đủ
Lựa chọn nhóm thực phẩm như thịt lợn, cá, lòng trắng trứng, đậu nành, thịt bò đó là nguồn protein có hàm lượng mỡ thấp. Tránh ăn nội tạng, thịt lợn mỡ, các loại thịt và đồ ăn chiên, rán…không nên kiêng khem quá dẫn tới suy dinh dưỡng và không đủ sức khỏe để chiến đấu với bệnh tật.
Nếu thấy đau thắt ngực, tim đập loạn nhịp, huyết áp tăng giảm đột ngột thì gọi người thân về trợ giúp đưa tới bác sĩ.

Bs Hà Hùng Thủy

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/4-benh-tim-mach-thuong-gap-o-nguoi-cao-tuoi-va-cach-bao-ve-169241025111403366.htm