4 đặc điểm không ngờ tới của những người sở hữu EQ cao
Những người EQ cao có khả năng hiểu biết chính mình lẫn thông thấu cảm xúc, tư duy của những người xung quanh.
EQ là viết tắt tiếng anh của Emotional Quotient, được hiểu theo nghĩa là khả năng xác định, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và những người xung quanh.
Trước kia, chúng ta chỉ quan tâm đến IQ nhưng đến năm 1995, nhà khoa học chuyên nghiên cứu về bộ não và hành vi Daniel Goleman đã chỉ ra rằng, chỉ số thông minh IQ chỉ chiếm 25% trong sự thành đạt trong khi đó chỉ số cảm xúc EQ mới là nhân tố chiếm đến 75%. Trong một số thống kê khác với nhiều nhân tố hơn, thành công dựa trên 20% kỹ năng chuyên môn và 20% trí thông minh IQ, còn khoảng 60% còn lại phụ thuộc hết vào chỉ số trí tuệ cảm xúc.
Tức là, với những người EQ cao, họ có khả năng hiểu biết chính mình lẫn thông thấu cảm xúc, tư duy của những người xung quanh. Do đó, họ vừa biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân, lại vừa biết cách xây dựng quan hệ xã hội tốt đẹp. Không cần tìm kiếm đâu xa, dưới đây là 4 đặc điểm không ngờ tới của người có EQ cao.
1. Cách ăn nói
Cách ăn nói phản ảnh rất nhiều đến việc bạn có sở hữu EQ cao hay không. Theo đó, những người có trí tuệ cảm xúc cao thường nói chuyện cực khéo léo, nhẹ nhàng. Giọng điệu của họ khi giao tiếp rất ấm áp và dễ mến, điều đó khiến đối phương cảm thấy có thể tin tưởng được.
Ngược lại, những người có EQ thấp lại thường đối đáp trò chuyện theo kiểu thẳng thắn đến mức thô lỗ, họ không để tâm đến cảm xúc của người khác, cứ phát ngôn miễn là thỏa mãn được cái tôi của bản thân.
2. Hành vi
Một trong những ưu điểm của những người trí tuệ cảm xúc cao là có những mối quan hệ xã hội tốt đẹp bởi chính cái lối sống chu đáo và có kế hoạch của họ.
Có một cô gái được sếp của một công ty lớn giới thiệu vào làm việc. Vì biết có người "chống lưng" nên ngay ngày đầu tiên, cô đã tuyên bố với trưởng phòng của mình rằng: "Tôi chỉ nghe lời sếp tổng". Sau khi nghe xong, vị trưởng phòng không hề tức giận mà chỉ mỉm cười và giao việc cho người khác.
Cứ thế, một tuần liên tiếp cô không được giao bất cứ công việc gì, cô gái hậm hực liền đi gặp sếp để tố cáo trưởng phòng. Khi bị triệu tập, vị trưởng phòng nói: "Tôi định giao việc nhưng cô ấy từ chối không chịu làm vì chỉ nghe lời sếp thôi". Ngay lập tức cô gái được cho nghỉ việc vì theo lý giải của sếp: "Người như vậy không thể làm tốt nhiệm vụ được giao".
Nhìn rộng hơn, đây thuộc về phạm trù của trí tuệ cảm xúc. Một người có EQ cao sẽ không nói những điều như vậy. Bất kể được giao nhiệm vụ dưới quyền ai, đều phải tuân theo cấp trên và cố gắng làm mọi thứ bằng khả năng của mình.
3. Cách ăn mặc
Cách ăn mặc cũng là một biểu hiện của trí tuệ cảm xúc là vì nó là đại diện cho hình ảnh bên ngoài của một người. Không cần những bộ trang phục đắt đỏ, điều quan trọng là quần áo phải phù hợp với bản sắc và khí chất của bạn, kèm theo đó là hợp hoàn cảnh. Điều này càng được chú trọng hơn trong lĩnh vực kinh doanh. Bạn nghĩ rằng đối tác dễ bị thuyết phục nếu như mặc quần áo xuề xòa, không phù hợp để bàn công việc? Trở thành người lịch thiệp chưa bao giờ là dễ dàng, nhưng người có EQ cao thì họ làm được điều đó.
4. Kiểu tóc
Người ta thường nói: "Cái răng, cái tóc là góc con người". Thật vậy, kiểu tóc cũng là đại diện cho hình ảnh của một người. Không đơn thuần là chỉ đến bừa một quán nào rồi cắt tóc, người EQ cao sẽ quan tâm xem đâu mới là kiểu tóc phù hợp với mình.
Chú trọng tới hình ảnh bên ngoài đầu tiên chính là tôn trọng bản thân, tiếp nữa là thỏa mãn thị giác của đối phương. Những người EQ cao sẽ xem xét tình hình chung và hi sinh một số sở thích của bản thân để thực hiện lý tưởng của họ. Vì vậy, kiểu tóc cũng là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc.
Mỗi người trên thế giới đều có cá tính riêng của mình, không ai giống ai. Nhưng trí tuệ cảm xúc quả thực có thể mang lại những giá trị đặc biệt cho con người. Những người có chỉ số EQ cao tương đối dễ mến và cơ hội thành công cao hơn so với phần còn lại.