4 kiểu ăn lẩu gây hại dạ dày khủng khiếp, đặc biệt là điều số 3
Lẩu là món ăn được nhiều người Việt ưa thích, đặc biệt là khi trời lạnh. Tuy nhiên, một số thói quen tưởng vô hại khi ăn lẩu lại đang âm thầm phá hủy sức khỏe.
Ănthực phẩm chín tái
Nhiều người có thói quen thả thức ăn vào nồi nước dùng rồi gắp ra ăn tái. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc làm này sẽ gây hại cho đường tiêu hóa, làm nhiễm khuẩn và kí sinh trùng.
Thực phẩm tái chưa thể diệt hết các loại vi khuẩn, ký sinh khi ăn phải dễ làm nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Do đó, khi ăn lẩu, bạn nên nhúng đồ ăn cho chín hẳn rồi mới sử dụng.
Nhúng các loại thực phẩm quá kỹ
Trái ngược với việc ăn tái, nhúng thực phẩm quá kỹ sẽ làm mất độ tươi ngon và giảm dinh dưỡng.
Thông thường, thời gian nhúng thịt không nên quá 10 phút, hải sản là 15 phút, các loại nội tạng là 5 phút và rau chỉ từ 1-2 phút tùy loại.
Ăn lẩu quá nóng
Lẩu là món ăn nóng hổi, đem lại cảm giác ấm áp đặc biệt là trong những ngày lạnh. Tuy nhiên, ăn lẩu quá nóng sẽ gây tổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản.
Bên cạnh đó, các loại lẩu vừa cay vừa nóng còn kích thích đường tiêu hóa, gây hại sức khỏe. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên, bạn nên gắp đồ ăn chín ra bắt, chờ nguội bớt rồi mới thưởng thức.
Ăn lẩu quá lâu và quá nhiều
Chúng ta thường có thói quen vừa nói chuyện vừa lai rai ăn lẩu. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng cho rằng vừa ăn vừa trò chuyện có thể gây hại cho sức khỏe.
Khi ngồi ăn trong vài tiếng đồng hồ, dạ dày của bạn sẽ phải làm việc liên tục từng đấy thồi gian. Dịch vị dạ dày, dịch mật, tụy phải tiết ra nhiều và liên tục để xử lý thức ăn được nạp vào cơ thể. Ăn quá lâu dễ gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa...
Bên cạnh đó, ăn lẩu quá lâu có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu.
Chuyên gia khuyến cáo, chúng ta chỉ nên ăn lẩu trong khoảng 2 tiếng trở lại và không nên ăn quá 1 lần/tuần.