Tàu sân bay Sơn Đông được Trung Quốc tự đóng mới dựa trên thiết kế của tàu sân bay Liêu Ninh trước đây với một vài cải tiến lớn. Theo tính toán, tối đa Sơn Đông có thể mang được 40 máy bay, trực thăng các loại. Nguồn ảnh: BI.
Tất nhiên là với trách nhiệm của một tàu sân bay, Sơn Đông sẽ cần phải mang theo được tiêm kích. Loại tiêm kích duy nhất hoạt động được trên tàu sân bay của Trung Quốc hiện tại là J-15 Phi Long. Nguồn ảnh: BI.
Có trọng lượng cất cánh vào khoảng 33 tấn, J-15 hiện cũng được xem là tiêm kích chiến đấu nặng nhất hoạt động trên tàu sân bay. Nhiều khả năng, sẽ có ít nhất 24 chiếc J-15 được biên chế lên hàng không mẫu hạm Sơn Đông. Nguồn ảnh: BI.
Không thể thiếu được là các trực thăng vận tải loại Z-18. Đây là trực thăng vận tải được Trung Quốc thiết kế dựa trên phiên bản trực thăng dân sự Avicopter AC313. Nguồn ảnh: BI.
Ngoài nhiệm vụ vận tải hàng hóa, Z-18 còn có thể đóng vai trò là trực thăng tìm kiếm cứu hộ trong trường hợp khẩn cấp. Nguồn ảnh: BI.
Để tăng khả năng cảnh báo sớm, không loại trừ khả năng trực thăng Ka-31 từng được Liên Xô thiết kế trong quá khứ cũng sẽ được biên chế lên tàu sân bay Sơn Đông. Nguồn ảnh: BI.
Có khả năng cảnh báo sớm, trực thăng Ka-31 sẽ là một phương tiện hữu hiệu khi tác chiến ở quy mô lớn. Đặc biệt, loại trực thăng này còn có khả năng cơ động cực tốt ở độ cao thấp với kết cấu cánh quạt đồng trục của mình. Nguồn ảnh: BI.
Và cuối cùng là Z-9C - loại trực thăng đa dụng do Trung Quốc tự thiết kế dựa trên chuyển giao công nghệ từ Pháp. Không chỉ làm nhiệm vụ tác chiến khi mang theo vũ khí, Z-9C còn thường được sử dụng vào việc vận chuyển VIP qua lại giữa các tàu chiến của hạm đội Trung Quốc. Nguồn ảnh: BI.
Nói một cách ngắn gọn, Z-9C sẽ có trọng trách khá quan trọng khi nó được sử dụng để làm "xe ôm", đưa các sĩ quan cao cấp, thuyền trưởng các tàu chiến lên tàu Sơn Đông họp bàn phương án tác chiến - công việc không thể thực hiện được qua bộ đàm. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Tàu sân bay Sơn Đông mới nhất của Hải quân Trung Quốc.
Tuấn Anh