4 loại quả chứa nhiều hóa chất chớ dại dụng vào kẻo tổn thọ, nhất là loại thứ 3
Những loại quả dưới đây chứa rất nhiều hóa chất bạn không nên ăn nhiều đón thêm bệnh vào người.
Quả lê
Lê là một loại trái cây nhiều nước, khoáng chất, chất xơ rất tốt cho cơ thể của con người. Đặc biệt là những ai đang muốn giảm cân thì lê vô cùng tốt. Nhưng lê cũng là một trong 4 loại quả chứa nhiều hóa chất nhất. Thường lê khi lớn lên sẽ bị dùng thuốc ép chín, rồi chất tạo màu vàng canh đẹp mắt. Chính vì vậy, khi bạn thường xuyên ăn lê vô tình sẽ đưa nhiều hóa chất vào cơ thể của mình gây nhiều bệnh tật.
Quả lựu
Lựu là một loại quả chứa nhiều vitamin C, E… tốt cho xương hớp và sức đề kháng của con người. Nước ép lựu cũng giúp chống lại quá trình oxy hóa vô cùng tốt. Nhưng lựu là một loại quả rất khó để có những hạt căng mọng nước bởi chúng dễ bị sâu ngay từ khi còn bé.
Chính vì vậy, để có được những quả lựu mọng nước người ta thường phải phun thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó, khi hái lựu để bảo quản cho lựu không bị dập hỏng người ta thường phải phun thêm thuốc bảo quản để chúng không bị hỏng. Nếu bạn ăn nhiều lựu thì sẽ nhiễm chất chất diệt nấm có thể gây vô sinh, thậm chí là ung thư vô cùng nguy hiểm
Nho Trung Quốc
Nho là một trái cây rất tốt giúp chống lại quá trình oxy hóa cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên bạn nên chọn nho xuất xứ Mỹ, Úc… sẽ tốt hơn rất nhiều. Nếu bạn chọn nho Trung Quốc thì sẽ rước khá nhiều độc tố đi kèm. Bởi nho Trung Quốc thường chứa nhiều chất bảo quản để không bị dập nát.
Ngoài ra, để nho tươi lâu người ta cũng thường phun lên một loại thuốc tựa như keo sịt tóc giúp đóng đông nho lại và chống lại quá trình chín tự nhiên, kéo dài thời gian nho chín để không bị nát.
Quả đào
Đào cũng là một loại trái cây này được đánh giá là chỉ đứng sau cần tây về khả năng khó rửa trôi chất độc bám ở vỏ của quả đào rất khó làm sạch. Đặc biệt với những quả vỏ trơn láng mịn càng nên cẩn thận bởi để có được hình thức bắt mắt như vậy người nông dân phải phun rất nhiều loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt vi khuẩn để quả đào luôn đẹp mắt, hấp dẫn khi tới tay người tiêu dùng.