4 loại rau 'đại kỵ' với lẩu vì rất dễ sinh độc, không phải ai cũng biết
Việc chọn các nguyên liệu kết hợp trong nồi lẩu không đúng cách, thiếu khoa học và không đảm bảo nguồn gốc sẽ là nguyên nhân gây hại cho sức khỏe.
Lẩu là món dễ ăn, dễ kết hợp, đa dạng về thành phần nguyên liệu, từ các loại thịt, cá, đậu phụ đến khoai, mỳ, miến, rau củ quả...
Theo chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn nhiều các loại rau xanh khi ăn lẩu sẽ giúp cơ thể giải nhiệt, điều hòa cơ thể, trừ nóng và giải độc.
Tuy nhiên, khi ăn lẩu, thông thường mọi người có xu hướng ăn nhiều hơn bình thường.
Đây là điều đáng ngại đối với những người không muốn tăng cân hoặc có các bệnh tim mạch, bệnh chuyển hóa...
Các loại rau ăn lẩu phổ biến rất an toàn và có lợi cho sức khỏe như: rau muống, cải ngọt, cải thảo, cải xoong, mướp đắng, ngó sen, đậu phụ, khoai tây, cà rốt… vừa tốt cho dạ dày lại giúp điều hòa thân nhiệt cực tốt.
Thế nhưng việc chọn các nguyên liệu kết hợp trong nồi lẩu không đúng cách, khoa học và không đảm bảo nguồn gốc sẽ là nguyên nhân gây hại cho sức khỏe của cả gia đình.
Chọn rau phù hợp món lẩu
Với từng món lẩu, bạn nên chọn các loại rau phù hợp để cho món lẩu thêm hấp dẫn.
Lẩu riêu cua: Có thể ăn kèm với nhiều loại rau nhưng nhất thiết không thể thiếu các loại rau sống, đặc biệt là ít hoa chuối thái mỏng, ngâm nước muối trắng phau.
Lẩu gà: Thường dùng các loại rau nhúng như bông súng, bắp chuối, cải xanh, rau đắng, rau muống, rau cải cúc, ngải cứu...
Lẩu bò: Ngoài xương bò và thịt thì không thể nào thiếu những món rau ăn kèm như rau cải thảo, rau cải xanh, rau cần, rau mồng tơi, khế chua và một số loại nấm...
Lẩu hải sản: Có thể ăn cùng các loại rau như muống, cải, rút; các loại nấm như nấm kim châm, nấm trắng, giá đỗ để nhúng ăn kèm với hải sản thêm phần ngon miệng, tăng khẩu vị.
Lẩu ốc: Các loại rau ăn cùng loại lẩu ốc không thể thiếu được lá tía tô thái nhỏ và rau muống chẻ. Ngoài ra thịt bò, giò tai, đậu cũng là những đồ ăn kèm phù hợp với món này.
Lẩu vịt: Thường cho rau ngổ để thêm thơm, nhưng loại rau chủ đạo của món này lại là rau muống bỏ bớt lá, khi chần, ngọn rau xanh mướt, giòn sần sật.
Tuy nhiên, trong đời sống hàng ngày do không biết nên nhiều người vẫn ăn sai cách. Điều này có thể không gây nguy hiểm tính mạng ngay lập tức nhưng về lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe.
4 loại rau không nên ăn cùng lẩu
Các loại rau lạ, nấm lạ
Nhiều gia đình có sở thích ăn các loại rau rừng, nấm rừng... nhưng điều đó cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây độc vì ta không biết rõ về nó.
Các chuyên gia cảnh báo, không phải loại nấm nào cũng an toàn khi ăn và mọi người phải cẩn trọng khi tự ý hái nấm lạ.
Nếu ăn phải các loại rau, nấu có chứa độc tố thì người ăn có thể bị ngộ độc, thậm chí là tử vong. Nấm kim châm, đùi gà... là những loại nấm thích hợp với việc ăn lẩu.
Không ăn rau kinh giới với lẩu gà
Gà được khuyến cáo không nên ăn cùng rau kinh giới vì theo Đông y, thịt gà thuộc phong mộc về tạng can, kinh giới lại có vị cay tính ấm phá kết khí.
Kết hợp hai thứ này sẽ gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não.
Vì vậy, nếu ăn lẩu gà thì nên tránh xa rau kinh giới. Lẩu gà hợp nhất là rau ngải cứu, cải xanh, rau đắng, rau muống, bắp chuối.
Lẩu hải sản kỵ cà chua
Lẩu hải sản có đặc tính là tanh, rất hợp với các loại rau như rau muống, rau cần, cải ngồng, hành tươi, các loại rau thơm, dứa…
Tuy nhiên chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên chế biến món hải sản với cà chua bởi vì khi kết hợp với loại rau quả giàu vitamin C này thì asen pentavenlent có trong hải sản sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín), có thể gây ngộ độc.
Lẩu riêu cua bắp bò kỵ rau mồng tơi, cần tây
Lẩu riêu cua bắp bò không thể thiếu rau cải thảo, rau cải xanh, khế chua và một số loại nấm... nhưng được khuyên không nên kết hợp với rau mồng tơi vì sẽ mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn.
Ngoài ra, lẩu riêu cua bắp bò cũng được khuyên không kết hợp với cần tây, khoai lang và khoai tây.
Vì cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein, còn khi ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Khoa Công nghệ thực phẩm, Bách khoa Hà Nội) cho biết, một điều hết sức quan trọng là khi ăn lẩu phải chọn rau có nguồn gốc rõ ràng, tránh ăn phải rau trồng ở môi trường bẩn, sử dụng nhiều thuốc thực vật, thuốc trừ sâu…
Mua rau về phải rửa sạch, tốt nhất là nên rửa qua với nước muối hoặc dung dịch rửa rau đạt chuẩn.
Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyên các gia đình nên tránh mua những loại rau dễ gây ngộ độc, dị ứng, mẩn ngứa để kết hợp trong món lẩu như: dọc mùng, rau dại, lá môn ngứa... tránh những tác dụng không mong muốn, thậm chí tử vong nếu bị ngộ độc nặng.